Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thị trường vải thiều
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xuất khẩu vải thiều qua cửa khẩu Lào Cai: Tạo “làn xanh”, bảo đảm phòng dịch

Cập nhật: 11:16 ngày 04/06/2021
(BGĐT) - Trong điều kiện dịch Covid -19 diễn biến rất phức tạp, tỉnh Lào Cai đang tập trung cao phòng, chống dịch, vừa chung tay hỗ trợ các “vựa vải” trong nước, nhất là ở tâm dịch Bắc Giang xuất khẩu sang Trung Quốc nhanh nhất, an toàn nhất.

Vải thiều - mặt hàng ưu tiên số 1

Trong chuyến khảo sát tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (TP Lào Cai) mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao cách làm của tỉnh Lào Cai khi tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên xuất khẩu các mặt hàng  nông sản, nhất là vải thiều trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. 

Tỉnh Lào Cai đã tạo “làn xanh”, ưu tiên làm thủ tục thông quan cho các mặt hàng nông sản tươi, trong đó ưu tiên tối đa cho xuất khẩu quả vải thiều và thanh long qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành sang thị trường Trung Quốc.

{keywords}

Xe vận chuyển vải thiều qua Cửa khẩu quốc tế số II Kim Thành (Lào Cai).

Có được kết quả này là nhờ chủ trương nhất quán của tỉnh Lào Cai đó là ưu tiên tuyệt đối và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu vải thiều. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, các lực lượng chức năng đứng chân trên cửa khẩu đã thực hiện nghiêm túc, có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình giải quyết thủ tục xuất khẩu; tận tình hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp (DN), lái xe từ vị trí tập kết, thời gian đưa xe vào bãi chờ xuất đến nơi ăn chốn ở cho lái xe chờ xe quay về từ Trung Quốc.

Ông Vũ Văn Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai cho biết: 20 ngày qua, kể từ khi có chuyến hàng quả vải tươi đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc, cán bộ, công chức hải quan đã làm việc sớm hơn 30 phút vào buổi sáng và kéo dài thêm 30 phút vào cuối buổi chiều hằng ngày để tiếp nhận và giải quyết thủ tục thông quan cho mặt hàng quả vải thiều. 

Mặc dù tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành có nhiều loại nông sản xuất khẩu như thanh long, chuối xanh, sắn lát nhưng đầu buổi sáng hằng ngày, cơ quan hải quan ưu tiên giải quyết thủ tục thông quan cho mặt hàng vải thiều, sau đó mới đến các nông sản khác, bảo đảm xe chở quả vải đến cửa khẩu đều được thông quan ngay trong ngày. 

Lý giải về điều này, ông Vũ Quốc Tuấn cho rằng, các mặt hàng nông sản khác được bảo quản tốt bằng hệ thống làm lạnh, trong khi quả vải thiều bảo quản thủ công (ướp đá trong thùng xốp), không thể để lâu nên cần tạo điều kiện để xuất khẩu càng nhanh càng tốt, tránh gây thiệt hại cho DN.

Cũng theo ông Tuấn, bình quân mỗi ngày tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành có từ 240 - 250 xe chở nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, trong đó có từ 70 - 80 xe vải thiều hầu hết đến từ Bắc Giang. Tính đến ngày 2/6, Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành đã làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc gần 9 nghìn tấn quả vải thiều (trung bình hơn 800 tấn quả vải thiều/ngày) trị giá hơn 5 triệu USD. Điều đáng nói, mỗi ngày lượng quả vải chở lên cửa khẩu càng tăng nhưng không xảy ra ùn ứ và bức xúc giữa các DN tham gia xuất khẩu. 

Chị Vũ Thu Trang ở TP Lào Cai làm thủ tục xuất khẩu cho DN thu mua vải thiều từ huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết: Dù có nhiều mặt hàng chờ đợi xuất khẩu nhưng quả vải thiều luôn được lực lượng chức năng ưu tiên làm thủ tục thông quan trong thời gian nhanh nhất. 

Theo Thiếu tá Đinh Quang Chính, Trạm trưởng Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành, khác với những năm trước, năm nay hoạt động xuất khẩu quả vải thiều gặp nhiều khó khăn do yêu cầu phòng, chống dịch Covid -19 của cả Việt Nam và Trung Quốc. Thay vì lái xe Việt Nam chở hàng sang thẳng Trung Quốc như trước thì hiện công việc này do lái xe của nước bạn đảm nhận tại vị trí quy định. Tốc độ lưu thông xe chở quả vải nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng lái xe do Trung Quốc bố trí. Tuy nhiên, lực lượng biên phòng của Việt Nam thường xuyên liên lạc với phía bạn để bảo đảm lái xe đáp ứng nhu cầu thông quan. 

Cùng với đó, Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành tăng cường nhân lực tham gia các tổ phòng, chống dịch Covid -19, tổ điều tiết phương tiện tại cửa khẩu. Tất cả phương tiện và lái xe chở quả vải thiều đều phải test kháng nguyên với virus SARS-CoV-2, khi đến cửa khẩu được cán bộ biên phòng hướng dẫn đưa vào bãi tập kết, tiến hành khử trùng và hướng dẫn di chuyển luôn vào bãi chờ xuất theo luồng riêng. 

“Thời gian tới, khi bước vào giai đoạn cao điểm xuất khẩu quả vải thiều, đơn vị đã phối hợp với lực lượng chức năng xây dựng kịch bản, phương án lưu thông, bảo đảm không xảy ra ùn tắc tại cửa khẩu”, Thiếu tá Đinh Quang Chính khẳng định.

Sáng tạo phương án đón vải thiều từ tâm dịch 

Nhằm tạo điều kiện cho vải thiều tươi xuất khẩu sang Trung Quốc, UBND tỉnh Lào Cai đã đưa ra phương án sáng tạo để đón mặt hàng này từ các tỉnh, trong đó có cả những vùng “tâm dịch” mà vẫn bảo đảm an toàn.

Theo đó, tất cả phương tiện chở vải tươi khi vào đến tỉnh Lào Cai buộc phải qua lối duy nhất đặt tại Trạm kiểm soát dịch Km237 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai để xét nghiệm sàng lọc test kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 đối với lái xe và người đi cùng. Đồng thời, tất cả người trên xe chở vải phải cung cấp giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính từ 3 - 5 ngày trước khi vào địa bàn tỉnh. Trường hợp không có giấy chứng nhận, bắt buộc phải thay bằng lái xe của tỉnh Lào Cai; còn lái xe và người đi cùng ban đầu sẽ vào khu cách ly tại Trạm kiểm soát Km237 chờ đón xe thùng rỗng sau khi xuất hàng quay đầu về.

Ngay cả khi đủ điều kiện vào địa bàn để đến cửa khẩu, lái xe chở vải và người đi cùng đều được lên danh sách để theo dõi lịch trình. Những người này phải chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch, sau khi quả vải được thông quan, lập tức cả người và xe phải quay trở về.

{keywords}

Điểm tập kết xe vận chuyển vải thiều trước khi làm thủ tục thông quan.

Theo ông Hà Đức Thuận, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Lào Cai, do test nhanh kháng nguyên có tỷ lệ sai lệch trên 10% và đặc thù mặt hàng vải thiều xuất xứ chủ yếu từ Bắc Giang nên việc yêu cầu có thêm giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime-PCR với lái xe và người đi cùng là cần thiết. Thêm vào đó, khi lên tới cửa khẩu, thêm một lần nữa phải thực hiện đổi lái, cách ly trước khi xe hàng qua biên giới nhằm bảo đảm độ an toàn cao nhất để thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”. 

"Chúng tôi thường xuyên phối hợp với Ban Quản lý cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) để phân luồng, điều tiết phương tiện. Cũng như mọi năm, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vải thiều xuất khẩu, tỉnh Lào Cai bố trí luồng đi riêng cho quả vải, ưu tiên xuất vào đầu giờ sáng trong ngày, sau khi vải thiều đi hết mới đến các mặt hàng khác. Việc làm này nhận được sự đồng thuận và chia sẻ của cộng đồng DN tham gia xuất khẩu tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành", ông Thuận nói.

Thanh Nam, Trưởng phòng Phóng viên Báo Lào Cai viết riêng cho Báo Bắc Giang

Bắc Giang: Mỗi ngày xuất khẩu khoảng 1 nghìn tấn vải sớm sang Trung Quốc
(BGĐT)-Thông tin từ Sở Công Thương, gần 1 tuần nay, lượng vải sớm Bắc Giang xuất khẩu qua cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai tăng mạnh. Trung bình mỗi ngày xuất khẩu khoảng 1 nghìn tấn.
Vải thiều Bắc Giang tiếp tục chinh phục thị trường Nhật Bản
(BGĐT) - Ngày 27/5, lô vải thiều đầu tiên của tỉnh Bắc Giang đã cập bến Nhật Bản và được tiêu thụ mạnh. Đây là năm thứ hai, vải thiều Bắc Giang thành công trong việc thâm nhập vào thị trường khó tính này, nhất là thời điểm dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở hai nước. 
Bắc Giang: Hơn 200 tấn vải thiều tiêu thụ trong hệ thống siêu thị
(BGĐT)-Do chất lượng, mã đẹp nên vải thiều Bắc Giang được khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, sản phẩm ngày càng được các hệ thống siêu thị lớn trong cả nước liên kết, thu mua.


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...