Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thị trường vải thiều
Thị trường vải thiều
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Vải thiều Bắc Giang tạo ấn tượng lớn tại Tuần hàng Việt Nam ở Nhật Bản

Cập nhật: 09:30 ngày 27/06/2021
(BGĐT) - Năm 2020, quả vải thiều Việt Nam, trong đó có vải thiều Bắc Giang đã gây được tiếng vang sau màn ra mắt thành công ở thị trường Nhật Bản. Một năm sau đó, đặc sản này tiếp tục được người tiêu dùng xứ Phù Tang đón nhận nồng nhiệt, tạo ấn tượng lớn tại Tuần hàng Việt Nam ở Nhật Bản.

Trò chuyện bên lề Tuần hàng Việt Nam trong hệ thống AEON do Công ty TNHH AEON tổ chức trên toàn Nhật Bản từ ngày 25 đến 27/6, ông Katsuhiko Dan, nhân viên văn phòng ở Nhật Bản, nói: “Lần đầu tiên tôi được thưởng thức quả vải của Việt Nam là 4 năm trước. Hương vị của nó thực sự rất tuyệt vời. Sau đó, năm nào tôi cũng mua quả vải của Việt Nam”.

{keywords}

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam (giữa) giới thiệu về trái vải của Việt Nam.

Để chuẩn bị cho Tuần hàng Việt Nam năm nay, AEON đã nhập khẩu 30 tấn vải thiều từ các tỉnh Bắc Giang và Hải Dương để quảng bá và giới thiệu tới người tiêu dùng Nhật Bản. 

Ông Soichi Okazaki, Ủy viên Ban Điều hành Công ty TNHH AEON, nói: “Chúng tôi bắt đầu bán quả vải của Việt Nam từ năm ngoái và bán hết 5 tấn rất nhanh. Nhiều khách hàng đang rất mong chờ mùa vải năm nay để thưởng thức. Cho nên có thể khẳng định người tiêu dùng Nhật Bản rất thích quả vải Việt Nam”.

Trao đổi với phóng viên khi dự Tuần hàng Việt Nam ở AEON, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam nói: “Năm nay là năm thứ hai quả vải của chúng ta có mặt ở thị trường Nhật Bản. Thắng lợi của quả vải Việt Nam trong năm đầu tiên thâm nhập vào thị trường này đã tạo nên sự hưng phấn và đón chờ rất lớn của người tiêu dùng Nhật Bản. Vì thế, năm nay, số lượng vải nhập khẩu vào Nhật Bản tăng lên rất nhiều".

Theo Đại sứ Vũ Hồng Nam, việc quả vải Việt Nam, nhất là vải thiều Bắc Giang có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản sẽ giúp người nông dân thay đổi cung cách sản xuất, chế biến và bảo quản để bảo đảm chất lượng quả vải. So với năm 2020, năm nay, giá bán ra cao hơn, ở mức 1.650 yen/kg (khoảng 350 nghìn đồng) giúp người nông dân nâng cao đời sống, thu nhập.

{keywords}

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam.

Đại sứ Vũ Hồng Nam nhấn mạnh: “Điều quan trọng là sau khi vào được thị trường Nhật Bản, uy tín của quả vải thiều Việt Nam cũng tăng lên. Kim ngạch xuất khẩu vải sang Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Singapore đều tăng. Điều này tạo ra hiệu ứng dây chuyền để quả vải Việt Nam có thương hiệu trên toàn cầu và từ đó giúp người trồng vải bán được nhiều sản phẩm hơn và có thu nhập cao hơn”.

Mặt khác, theo Đại sứ, sau khi quả vải thâm nhập thành công vào Nhật Bản, những người trồng các hoa quả khác cũng phải nhìn theo để học hỏi, từ đó các nông sản khác của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường này và các thị trường khó tính khác.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo việc thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản vốn rất khó nhưng việc duy trì chỗ đứng ở thị trường này còn khó hơn nhiều. 

Đại sứ Vũ Hồng Nam nói: “Chúng ta đã lấy được lòng tin của khách hàng, chúng ta phải giữ được lòng tin đó. Nếu chỉ một lô sản phẩm, nếu chỉ một nhóm hàng nào đó có chất lượng kém hơn so với những gì chúng ta đã quảng bá, chúng ta sẽ mất uy tín và một khi đã mất uy tín thì việc lấy lại uy tín đó là rất khó”.

Do đó, Đại sứ mong muốn các doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư thêm các trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới trong việc bảo quản để làm sao quá trình vận chuyển hàng hóa không bị ảnh hưởng về chất lượng. Điều quan trọng hơn là người nông dân chúng ta phải tôn trọng các quy trình sản xuất, tuyệt đối không để dư thừa các loại hóa chất, cũng như các chất độc hại trong sản phẩm trước khi xuất khẩu.

{keywords}

Người tiêu dùng Nhật Bản chọn mua vải thiều.

Cùng chung quan điểm, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản Tạ Đức Minh nói: “Nhật Bản là thị trường hết sức khó tính. Chỉ cần một lô quả vải không bảo đảm tươi ngon hoặc không đạt chất lượng thì bao công sức của người trồng vải sẽ không còn ý nghĩa. 

Bởi vậy, tôi muốn nhấn mạnh chúng ta cần thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để quả vải thiều tươi giữ được chất lượng, thương hiệu và giữ vững thị trường khó tính bậc nhất thế giới này”.

Tuần lễ hàng Việt Nam tại AEON là một sự kiện thường niên do Công ty TNHH AEON phối hợp với Bộ Công Thương và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức, với mục tiêu nâng tổng doanh thu bán các sản phẩm Việt Nam trong hệ thống AEON ở Nhật Bản lên 1 tỷ USD vào năm 2025. 

Sau nhiều năm triển khai, đến nay, Tuần hàng Việt Nam tại AEON đã hỗ trợ cho hơn 100 lượt doanh nghiệp của 21 tỉnh, thành phố ở Việt Nam quảng bá và giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng Nhật Bản. 

Thông qua sự kiện này, nhiều loại sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn đã được AEON nhập khẩu và đưa vào tiêu thụ tại hàng trăm siêu thị thuộc tập đoàn này trên toàn Nhật Bản. Hiện nay, hàng trăm doanh nghiệp đang hợp tác với AEON để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản./.

Đào Thanh Tùng (từ Nhật Bản).
Người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng ưa chuộng các sản phẩm của Việt Nam
Ngày 25/6, chương trình Tuần hàng Việt Nam đã bắt đầu được triển khai trên toàn bộ hệ thống siêu thị AEON ở Nhật Bản. Sự kiện này thu hút sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng tại "Xứ sở Hoa anh đào".
Tuổi trẻ Sơn La chung tay góp sức tiêu thụ vải thiều Bắc Giang
Những ngày này, nhiều tuyến phố của TP Sơn La (Sơn La) có những gian hàng bán quả vải thiều với tấm panô: Chiến dịch tình nguyện hành quân xanh, đồng hành với nông dân Bắc Giang tiêu thụ vải thiều. Trên đường, mọi người rất dễ bắt gặp hình ảnh những thanh niên tình nguyện luôn tất bật đi giao vải thiều Bắc Giang đến tận tay khách hàng.
Vải thiều Bắc Giang có mặt tại Hà Lan
(BGĐT)-Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu (Bến Tre) vừa xuất khẩu thành công chuyến vải thiều sang thị trường Hà Lan. 
Vải đỏ, áo xanh, nhiệt thành tuổi trẻ - Bài 2: Mùa hè của cống hiến và sẻ chia
(BGĐT) - Do dịch bệnh, chưa bao giờ Lục Ngạn- thủ phủ vải thiều lại thiếu nhân công bẻ vải như hiện nay. Hơn một nghìn thanh niên, cả lực lượng tại chỗ và lực lượng tình nguyện đến từ nhiều nơi trong tỉnh và tỉnh bạn đã kịp thời có mặt, giúp người dân thu hoạch vải thiều. Hình ảnh những chiếc áo xanh thấm đẫm mồ hôi trên đồi vải chín đỏ thực sự gây ấn tượng và có sức lan tỏa lớn với cộng đồng.
Vải đỏ, áo xanh, nhiệt thành tuổi trẻ
(BGĐT) - Đến thời điểm này, vải thiều Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 170.000 tấn, đạt gần 86% tổng sản lượng. Trong điều kiện đặc biệt khó khăn, dịch bệnh Covid bùng phát dữ dội, việc vải thiều “xuôi chèo mát mái”, không phải “giải cứu”, giá bán ổn định là thành công rất lớn của tỉnh. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...