Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

TP Bắc Giang >> Nghị quyết và cuộc sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Tăng giá trị và sức cạnh tranh

Cập nhật: 07:53 ngày 26/09/2019
(BGĐT) - Sau một năm thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, TP Bắc Giang đã đăng ký triển khai 13 ý tưởng. Đây là động lực làm gia tăng giá trị cho các sản phẩm truyền thống tại mỗi địa phương. 

Tem nhãn cho sản phẩm làng nghề

{keywords}

Sản phẩm của Cơ sở sản xuất rau mầm an toàn Xương Giang.

Tiêu biểu trong đó có 3 ý tưởng sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao gồm: Bánh đa Kế, bún khô Đa Mai và thịt lợn của HTX Tín Nhiệm. Nghề tráng bánh đa là một nghề truyền thống lâu đời của người dân phường Dĩnh Kế. Trước kia các hộ chủ yếu chỉ sản xuất tự phát nhỏ lẻ. Từ đầu vào sản xuất và đầu ra tiêu thụ sản phẩm đều theo hình thức tự sản tự tiêu. 

Vì thế năng suất và thu nhập hạn chế. Triển khai chương trình OCOP, HTX Bánh đa Kế xây dựng thành công mô hình chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, từ đó giúp sản phẩm của HTX có giá trị cao hơn, thị trường tiêu thụ rộng và giá bán cũng ổn định hơn.

Hiện nay HTX có 30 thành viên. Từ khi thực hiện mô hình liên kết, HTX bánh đa Kế được Công ty TNHH một thành viên Thiên An hỗ trợ đóng gói sản phẩm và cung cấp ra thị trường. Bánh được đóng gói hút chân không và đựng trong hộp giấy khá lịch sự, bắt mắt. Sản phẩm đã được giới thiệu, bày bán tại các hệ thống siêu thị trên nhiều tỉnh, thành phố của cả nước.

Cùng với phường Dĩnh Kế, phường Đa Mai cũng được biết đến là nơi có nghề truyền thống làm bún bánh lâu đời của TP Bắc Giang. Trước đây, những người làm nghề tại Đa Mai chỉ sản xuất bún tươi. Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, các hộ làm nghề đã mạnh dạn đầu tư máy móc sản xuất bún khô. Bún tươi chỉ tiêu dùng trong ngày, bún khô có ưu điểm dự trữ được lâu, vận chuyển đi xa mà không lo bị hỏng. 

Đây là hướng kinh doanh có triển vọng. Được biết hiện nay HTX Kinh doanh nông sản sạch Đa Mai đã thí điểm sản xuất và giới thiệu ra thị trường 3 sản phẩm bún khô tiêu biểu gồm: Bún khô chùm ngây, bún khô gạo lứt và bún khô gạo trắng. Có bao gói, tem nhãn và nguồn gốc xuất xứ đầy đủ, rõ ràng, chất lượng sản phẩm đã làm hài lòng người tiêu dùng và đang được tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh và một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh. 

Do mô hình sản xuất bún khô mới đi vào hoạt động nên hệ thống máy móc còn chưa đồng bộ. Chưa có máy sấy, nên các hộ chỉ sản xuất vào những hôm trời nắng ráo, khi trời mưa ẩm là không thể phơi bún, vì vậy mà hoạt động sản xuất bún cũng bị tạm ngưng. Trước những khó khăn này, hiện nay những hộ sản xuất bún khô ở Đa Mai đang mong muốn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc còn thiếu để chủ động hơn trong sản xuất.

Đã có chỗ đứng trong siêu thị

Ngoài bún, bánh của hai làng nghề, thịt lợn sạch Tín Nhiệm cũng là một sản phẩm tiêu biểu được TP lựa chọn đăng ký xây dựng chương trình mỗi xã một sản phẩm lần này. HTX thịt lợn sạch Tín Nhiệm hoạt động từ nhiều năm nay. Sản phẩm của HTX đã có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường TP Bắc Giang.

{keywords}

Đóng gói bún khô Đa Mai.

HTX đã liên kết mỗi tháng cung cấp hàng chục tấn sản phẩm ổn định cho nhiều bếp ăn tập thể trên địa bàn TP. Đặc biệt từ khi thực hiện chương trình này, sản phẩm thịt lợn sạch cùng các mặt hàng làm từ thịt lợn của HTX đã được bày bán rộng rãi tại hệ thống siêu thị Co.opmart. Tại siêu thị Co.opmart Bắc Giang, gian hàng của HTX có đa dạng các mặt hàng từ thịt lợn tươi sống đến giò, chả, giăm bông, lạp sườn, xúc xích... 

Vì mô hình sản xuất của HTX thực hiện nghiêm ngặt quy trình khép kín từ khâu chăn nuôi, giết mổ, sơ chế và chế biến nên giá các sản phẩm cao hơn so với sản phẩm bán đại trà ở các chợ truyền thống nhưng về chất lượng thì đã được công nhận qua quá trình sử dụng của người tiêu dùng. Vì thế sản phẩm của HTX đã ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chọn lựa những sản phẩm đúng thế mạnh của từng phường, xã Đề án mỗi xã một sản phẩm giúp người sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập. Đồng thời, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của địa phương, từng bước nâng cao hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển KT-XH của TP.

Ông Nguyễn Tiến Tú, Phó Trưởng Phòng Kinh tế TP cho biết, để thúc đẩy chương trình, năm 2019, TP quan tâm hỗ trợ các HTX khâu quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm như: Tổ chức hội nghị truyền thông về an toàn thực phẩm và kết nối cung cầu giữa các đơn vị sản xuất, tiêu thụ; trưng bày sản phẩm thuộc chương trình OCOP tại hội chợ, gian hàng. 

Phòng tập huấn đến các chủ cơ sở sản xuất, hướng dẫn họ lập hồ sơ đánh giá, xét công nhận sản phẩm; tập trung hỗ trợ tem nhãn, bao bì và dây chuyền sản xuất nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

TP Bắc Giang nâng cao nhận thức về chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”
(BGĐT) - Ngày 15- 8, UBND TP Bắc Giang tổ chức hội nghị nâng cao nhận thức về chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”.
Lục Nam xây dựng 8 sản phẩm chủ lực theo chương trình mỗi xã một sản phẩm
(BGĐT) - UBND huyện Lục Nam vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019. 
Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Phát triển mặt hàng đặc trưng vùng cao
(BGĐT) - Với những sản phẩm mang đặc trưng của vùng cao, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã xác định lộ trình để thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong năm nay. Cách làm có nhiều nét riêng để đạt mục tiêu và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Triển khai Đề án “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
(BGĐT)- Ngày 10-12, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tới đại diện một số sở, ngành tỉnh; UBND các huyện, TP và một số xã cùng hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp (DN) liên quan...
Sơn Động: Xây dựng thương hiệu mỗi xã một sản phẩm
(BGĐT) - Ngoài nhãn hiệu Mật ong rừng Sơn Động được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, huyện Sơn Động đã xây dựng thành công nhãn hiệu Mật ong rừng Thảo Mộc Linh.
Chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức hội nghị toàn quốc mỗi xã một sản phẩm
(BGĐT) - Ngày 28-6, đồng chí Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức họp triển khai kế hoạch phối hợp tổ chức hội nghị toàn quốc theo Quyết định số 490 ngày 7-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”. Dự họp có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh và UBND các huyện, TP.

Lại Thủy 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...