Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

TP Bắc Giang >> Nhịp sống đô thị
TP Bắc Giang >> Nhịp sống đô thị
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Phun hóa chất phòng dịch ở TP Bắc Giang: Chưa đồng bộ, hiệu quả

Cập nhật: 09:00 ngày 11/04/2019
(BGĐT) - Thời tiết oi nóng của mùa hè tạo điều kiện cho nhiều loại côn trùng phát sinh, một số bệnh dễ lây lan, bùng phát thành dịch tại cộng đồng. Phun hóa chất là một trong những biện pháp cần thiết để phòng dịch. Thế nhưng không ít hộ dân còn thờ ơ, chưa chủ động tham gia.

Phun thuốc diệt muỗi hiệu quả thấp

Trên địa bàn TP Bắc Giang (Bắc Giang) trong hai năm 2017, 2018 đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt từng xuất hiện ổ dịch tại phường Đa Mai năm 2017. TP cũng là nơi có người mắc bệnh sốt xuất huyết cao nhất tỉnh. Giải pháp quan trọng phòng ngừa dịch bệnh mùa hè, nhất là bệnh sốt xuất huyết là phun thuốc diệt muỗi. Tuy nhiên, ba năm gần đây, tỷ lệ hộ dân trên địa bàn TP đăng ký phun diệt muỗi tập trung thấp, bình quân mỗi năm chỉ đạt hơn 50% và giảm mạnh vào năm nay. Các phường, xã như Trần Nguyên Hãn, Xương Giang, Song Mai những năm trước có số hộ đăng ký phun thuốc đạt từ 70-80% song năm nay chỉ đạt khoảng 10 - 30%. Thời điểm này, việc phun muỗi tập trung chưa thể thực hiện do các phường, xã chưa chốt được số hộ đăng ký.

{keywords}

Hộ dân ở phường Trần Nguyên Hãn phun thuốc diệt muỗi.

Qua tìm hiểu, bên cạnh sự chủ quan của người dân thì nguyên nhân chủ yếu là các hộ không được TP hỗ trợ 50% kinh phí phun thuốc diệt muỗi như mọi năm nên không tham gia; nhiều hộ tự thực hiện riêng lẻ bởi việc triển khai phun thuốc của TP và phường, xã muộn. Chị Đỗ Thị Nhị, tổ dân phố 5, phường Ngô Quyền chia sẻ: “Do những năm trước tôi thấy phường tổ chức phun thuốc muỗi muộn (năm 2018 phun thuốc vào tháng 5) trong khi đầu mùa hè đã rất nhiều muỗi nên gia đình tôi tự phun lấy chứ không đăng ký phun tập trung”.

Việc hộ dân tự mua thuốc, pha chế phun tại nhà cũng khiến hiệu quả diệt muỗi chưa cao. “Nghe quảng cáo, giới thiệu thuốc nào tốt thì tôi mua, mỗi lần một loại khác nhau nhưng cũng chỉ sau 1-2 tuần thì muỗi xuất hiện trở lại”, anh Đỗ Văn Quang, xã Tân Tiến chia sẻ. Về điều này, ông Đỗ Tiến Khanh, Trạm trưởng Trạm y tế xã Tân Tiến cho rằng: Người dân tự phun riêng lẻ nên không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng thuốc. Hơn nữa, nếu liều lượng, kỹ thuật phun không đúng cũng không đạt hiệu quả cao. Cùng đó do không thực hiện đồng loạt tại khu dân cư, có nhà phun, nhà không nên muỗi chưa được diệt triệt để tiếp tục sinh trưởng, phát tán, truyền bệnh.

Cần kịp thời, đồng loạt

Những năm trước, UBND TP hỗ trợ hộ dân 50% kinh phí mua thuốc diệt muỗi và hóa chất phun tiêu độc, khử trùng tại khu vực công cộng. Tuy nhiên, năm nay, với chủ trương nâng cao ý thức của hộ dân trong việc diệt muỗi, diệt chuột tại nhà, UBND TP không tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân mà chỉ hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và khu vực công cộng. Theo đó, mỗi phường, xã được cấp 30 lít hóa chất phun tiêu độc, diệt muỗi tại khu vực công cộng, tăng gấp 3 lần so với năm trước. Ngoài ra, cung ứng 50 lít hóa chất phun tại bãi rác ở phường Đa Mai.

{keywords}

Người dân tự phun riêng lẻ nên không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng thuốc. Hơn nữa, nếu liều lượng, kỹ thuật phun không đúng cũng không đạt hiệu quả cao. Do không thực hiện đồng loạt tại khu dân cư, có nhà phun, nhà không nên muỗi chưa được diệt triệt để, tiếp tục sinh trưởng, phát tán, truyền bệnh".


Ông Đỗ Tiến Khanh, Trạm trưởng Trạm y tế xã Tân Tiến.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hồng, Giám đốc Trung tâm Y tế TP cho biết, khắc phục những hạn chế, năm nay, đơn vị chủ trương chỉ đạo phường, xã tổ chức phun thuốc diệt muỗi sớm hơn, phấn đấu trước ngày 15-4. Cùng đó tăng cường thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể nhằm phòng tránh các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Đồng thời yêu cầu các trạm y tế phối hợp với thôn, tổ dân phố tuyên truyền, vận động cơ quan, hộ dân tiếp tục đăng ký mua đúng loại thuốc diệt muỗi bảo đảm chất lượng cũng như hướng dẫn pha chế đúng liều lượng, phun đúng thời điểm để tăng hiệu quả. Các lực lượng sẽ giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là theo dõi những ổ dịch cũ, sớm phát hiện, khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện.

Với mục tiêu tăng hiệu quả phòng chống dịch bệnh mùa hè, một số phường, xã như: Trần Nguyên Hãn, Xương Giang và Song Mai hỗ trợ các hộ dân thuốc diệt chuột và phương tiện, kỹ thuật phun thuốc diệt muỗi. Riêng phường Trần Nguyên Hãn, ngoài số hóa chất do TP cấp, phường đầu tư thêm hàng chục lít hóa chất để phun khử độc, diệt muỗi tại các khu chợ, bãi rác...; tiếp tục vận động hộ dân đăng ký phun thuốc muỗi tập trung. Ông Hoàng Văn Vượng, Chủ tịch UBND phường Xương Giang thông tin: UBND xã chỉ đạo tăng cường tuyên truyền để nhân dân thực hiện các khuyến cáo của ngành y tế như: Loại bỏ các vật liệu phế thải, nơi nước đọng nhằm giảm thiểu sự sinh sản của muỗi, phun hóa chất diệt bọ gậy, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Các tổ chức đoàn thể phát động nhân dân dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, đường phố, không vứt rác thải bừa bãi, tránh ứ đọng cống rãnh.

Để ngăn ngừa bệnh lây qua côn trùng trung gian, ngành y tế của TP và các phường, xã cần đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân nâng cao ý thức vệ sinh môi trường và tích cực phối hợp trong các đợt phun hóa chất phòng dịch, chủ động diệt chuột, muỗi tại gia đình. Nhiều hộ dân cũng mong muốn TP tiếp tục hỗ trợ kinh phí và chỉ đạo tổ chức diệt chuột, diệt muỗi kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh.

Hiệp hòa tập trung phun hóa chất phòng dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT) - Đến thời điểm này, huyện Hiệp Hòa đã sử dụng 2.360 lít hóa chất để phun phòng dịch tả lợn châu Phi. Lượng hóa chất trên được sử dụng nhiều ở vùng giáp ranh giữa Hiệp Hòa và các huyện thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên- hai địa phương đã xảy ra dịch.
 
Mỹ Độ thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT) - Trước diễn biến của dịch tả lợn châu Phi, phường Mỹ Độ (thành phố Bắc Giang) tiếp tục phối hợp với lực lượng công an, quản lý đô thị và Trạm Y tế phường tổ chức rắc vôi bột tiêu độc khử trùng tại các khu vực công cộng, chợ, các điểm nút giao thông, đường làng ngõ phố để phòng chống dịch tả lợn châu Phi. 
 
Phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi: Nghiêm ngặt phòng dịch, trang trại lợn “sống khỏe”
(BGĐT) - Trong khi bệnh dịch tả lợn châu Phi bủa vây, “nóng” lên từng ngày thì những trang trại thực hiện nghiêm ngặt an toàn dịch bệnh vẫn chăn nuôi và xuất bán sản phẩm ổn định. Đây là hướng đi mà nhiều cơ sở lựa chọn để sản xuất bền vững.
 

Vi Lệ Thanh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...