Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

TP Bắc Giang >> Nhịp sống đô thị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

TP Bắc Giang : Quan tâm bảo tồn, ứng dụng công nghệ quảng bá di tích

Cập nhật: 09:20 ngày 24/03/2022
(BGĐT) -  Được quan tâm đầu tư tôn tạo và bảo tồn, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn TP Bắc Giang đã phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. 

Huy động nguồn lực bảo tồn di tích

Trên địa bàn TP Bắc Giang có 161 di tích, trong đó có 47 di tích được xếp hạng (13 di tích quốc gia, 34 di tích cấp tỉnh), 1 bảo vật quốc gia. Mỗi di tích đều có đặc trưng, sắc thái riêng phản ánh quá trình hình thành, phát triển của địa phương trong suốt chiều dài lịch sử.

{keywords}

Không gian văn hóa truyền thống tại địa điểm Di tích lịch sử Chiến thắng Xương Giang.

Những năm qua, Thành ủy, UBND TP ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường công tác quản lý, tu bổ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn. 100% di tích được xếp hạng đã thành lập Ban Quản lý di tích (QLDT), hằng năm được bố trí kinh phí hỗ trợ tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp, đồng thời tạo nguồn vốn đối ứng nhằm khuyến khích, động viên Ban QLDT các phường, xã và nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích. 

10 năm qua, từ nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ và xã hội hóa, 35 di tích được tu bổ, tôn tạo với kinh phí hơn 276,5 tỷ đồng. Việc tu bổ, tôn tạo được chỉ đạo thực hiện bảo đảm yêu cầu cao về kỹ thuật, mỹ thuật, lưu giữ được yếu tố gốc cấu thành di tích.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và phát huy giá trị di tích đạt kết quả tích cực. Đặc biệt, đơn vị chức năng đã phối hợp với Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh giới thiệu về đền Xương Giang trên Website du lịch của tỉnh; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về di tích. 

Những năm gần đây, UBND TP chỉ đạo Thành đoàn, ngành văn hóa phối hợp với các phường, xã hoàn thành các công trình hướng dẫn tra cứu, tìm hiểu di tích thông qua mã QR tại Khu di tích lịch sử Chiến thắng Xương Giang; đền Tân Ninh và cây sữa cổ thụ; đình Vĩnh Ninh, chùa Kế; đình, chùa Vẽ... Công trình tổng hợp các tài liệu (tài liệu chữ, hình ảnh, video, phim hoạt hình và sách) giới thiệu về các di tích. 

Tất cả tư liệu được mã hóa và phục vụ du khách tra cứu dễ dàng thông qua ứng dụng Zalo và các ứng dụng quét mã QR khác. Việc đổi mới hình thức tuyên truyền qua ứng dụng công nghệ thông tin làm tăng hiệu quả quảng bá, giúp du khách tiết kiệm thời gian tìm hiểu, từ đó lan tỏa giá trị của di tích đến đông đảo khách thập phương.

Tại Di tích lịch sử Chiến thắng Xương Giang, Khu lưu niệm nhà yêu nước Nguyễn Khắc Nhu, đền thờ tiến sĩ Đào Toàn Bân diễn ra nhiều hoạt động ngoại khóa tìm hiểu lịch sử truyền thống, kết nạp Đoàn, Đội... 

Theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Chiến thắng Xương Giang, đến những nơi này, thanh thiếu niên được hướng dẫn viên giới thiệu tóm tắt về trận chiến Xương Giang; xem tài liệu, ảnh, hiện vật tại khu di tích, phim hoạt hình về Chiến thắng Xương Giang; thưởng thức dân ca quan họ, ca trù; tham gia trò chơi dân gian; giúp nâng cao hiểu biết về truyền thống lịch sử, văn hóa quê hương.

Tăng cường quản lý, bảo vệ

Nhờ sự quan tâm tu bổ và quản lý, nhiều di tích ngày càng khang trang và được đông đảo nhân dân, du khách, phật tử gần xa biết đến, trở thành điểm tham quan hấp dẫn, điểm nhấn du lịch tâm linh, giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử gắn với phát triển du lịch. 

Hằng năm có khoảng 150 nghìn lượt khách đến tham quan TP. Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống được phục hồi, tổ chức tại di tích góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ; góp phần quảng bá, lan tỏa vẻ đẹp về vùng đất, con người TP Bắc Giang.

Bên cạnh đó, công tác trông coi, bảo vệ di tích ở một số địa phương còn chưa được chặt chẽ, vẫn để xảy ra tình trạng mất trộm cổ vật, hiện vật; công tác xã hội hóa để tu bổ di tích còn gặp khó khăn; nguồn nhân lực quản lý di tích các cấp còn mỏng, thiếu kinh nghiệm, còn chưa xứng với yêu cầu thực tiễn.

Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống được phục hồi, tổ chức tại di tích góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ; góp phần quảng bá, lan tỏa vẻ đẹp về vùng đất, con người TP Bắc Giang.

Thời gian tới, UBND TP tiếp tục chỉ đạo các cấp chính quyền, Ban QLDT tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di sản. Bên cạnh nguồn kinh phí hỗ trợ từ nhà nước, cần huy động các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn và nhân dân đóng góp bảo vệ, trùng tu, khôi phục các di tích. 

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ di tích có tâm huyết, trình độ, năng lực chuyên môn, nhất là xây dựng, đào tạo đội ngũ thuyết minh viên tại di tích nhằm phục vụ phát triển du lịch.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, quảng bá, nâng cao nhận thức cho nhân dân về việc bảo vệ các di tích quốc gia trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, nói chuyện chuyên đề về bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích lịch sử- văn hóa. Cùng đó huy động sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, hội viên tích cực bảo vệ và phát huy giá trị di tích. 

Nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng; đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật để bảo vệ di tích như: Hệ thống camera giám sát; hệ thống tủ bảo quản, khóa; cổng, cửa, tường bảo vệ các di vật, cổ vật, đồ thờ tự, tượng… Tiến hành đặt mốc giới khoanh vùng bảo vệ hiện trạng và không gian di tích; nâng cao chất lượng công tác tu bổ, tôn tạo, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn; kiên quyết đình chỉ thi công đối với các công trình vi phạm. 

Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, trong đó tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng dịch vụ thiết yếu tại các di tích quốc gia theo hướng đồng bộ; đẩy mạnh kết nối các tour du lịch nhằm khai thác tối đa thế mạnh về du lịch văn hóa của TP nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

Bên cạnh đó, tổ chức các chương trình quảng bá về du lịch di tích của TP Bắc Giang trên các phương tiện thông tin đại chúng; xuất bản các ẩn phẩm giới thiệu về di tích như: Tờ rơi, sách, ảnh, phim tư liệu để trưng bày và bán tại khu vực di tích để du khách thuận lợi tiếp cận.

Bùi Thị Kim Liên

Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý, khai thác giá trị di tích đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung
(BGĐT) - Ngày 10/12, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang tổ chức họp Hội đồng tư vấn giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện đợt I năm 2022 đối với đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý, khai thác giá trị di tích đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên trong phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng, phát triển giáo dục của tỉnh Bắc Giang hiện nay”.
Bắc Giang khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa trọng điểm
(BGĐT) - Với mục đích bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, thời gian qua, nhiều di tích trọng điểm của tỉnh Bắc Giang được chính quyền, ngành chức năng, địa phương quan tâm đầu tư, khai thác có hiệu quả. 
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm
(BGĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Đây là tiền đề quan trọng góp phần nâng tầm giá trị của di tích - danh lam cổ tự gắn với Phật giáo Trúc Lâm.
Bắc Giang: Địa điểm lưu niệm Bác Hồ về thăm thôn Cẩm Xuyên được xếp hạng di tích quốc gia
(BGĐT) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa  xếp hạng di tích lịch sử  Địa điểm lưu niệm Bác Hồ về thăm thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) là di tích quốc gia.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...