Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Tự hào người Bắc Giang
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nghị lực của chàng trai 9x trên quê mới Đạ Tẻh

Cập nhật: 15:29 ngày 20/08/2018
(BGĐT) - Bố mất khi mới 13 tuổi, sau đó 10 năm, mẹ lâm trọng bệnh rồi qua đời. Nhà có hai anh em, mỗi người chọn một hướng để lập nghiệp. Trong khi người em đi làm công nhân ở khu công nghiệp thì Vũ Chí Hiệp chọn bám trụ mảnh đất cha mẹ để lại ở xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) để làm kinh tế. 
{keywords}

Anh Vũ Chí Hiệp thu hoạch dưa leo chuẩn bị đưa ra chợ Đạ Tẻh bỏ mối.

Đưa chúng tôi đến thăm vườn rau của Vũ Chí Hiệp, anh Phùng Minh Đức, Bí thư Huyện đoàn Đạ Tẻh, chia sẻ: Có thể vườn rau không phải là mô hình điển hình nhất ở địa phương nhưng điều chúng tôi ghi nhận ở chàng trai trẻ này chính là ý chí và nghị lực vươn lên. Không những thế, dù bận rộn với công việc hằng ngày nhưng với vai trò Bí thư Chi đoàn thôn, anh Hiệp luôn hắng hái, nhiệt tình với công tác Đoàn. 

Hôm chúng tôi đến thăm, anh đang thu hoạch dưa leo. Trò chuyện với chúng tôi, anh Hiệp tâm sự: “Tôi đã trồng đủ các loại cây rồi nhưng phải đến khi chọn cây dưa leo mới thấy có lãi. Với 500 gốc dưa trồng trên diện tích 400 m2, vụ này tôi thu được hơn một tấn sản phẩm, sau khi trừ chi phí còn lãi vài chục triệu đồng. So với các nơi khác, năng suất chưa được như mong muốn do đang trong quá trình tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm nhưng dẫu sao cũng đã sinh lời”. 

Trong thời gian thăm vườn dưa của Hiệp, chúng tôi thấy có khá nhiều người dân trong vùng đã đến vườn để mua dưa. Họ cũng rất cảm kích khi nói rằng dẫu mồ côi cha mẹ nhưng Hiệp rất có ý chí và nghị lực.

Được biết anh Hiệp quê ở xã Đan Hội- vùng quê trồng nhãn nổi tiếng của huyện Lục Nam. Năm 1985, cùng nhiều người khác, bố mẹ Hiệp chia tay quê hương có dòng sông Lục- núi Huyền vào Lâm Đồng làm kinh tế. Những ngày đầu ở vùng đất mới với bộn bề khó khăn, sau nhiều lần bàn tính, bố mẹ anh quyết định chọn xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh làm nơi an cư lập nghiệp. 

Bằng sự cần cù, chịu thương chịu khó, kinh tế gia đình khấm khá dần lên. Đúng lúc đó thì bố Hiệp mắc bạo bệnh rồi qua đời. Vượt lên đau thương mất mát, ba mẹ con Hiệp gồng gánh nuôi nhau, nào ngờ ba năm trước, mẹ anh cũng rời xa để lại hai anh em côi cút. 

Anh Hiệp chia sẻ: “Khi mẹ còn sống, tôi cũng đã thi đỗ và đang học tại Trường Cao đẳng Thực phẩm tỉnh Đồng Nai. Mẹ mắc bệnh ung thư, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, tôi buộc phải nghỉ học về chăm sóc nhưng rồi mẹ cũng qua đời”.

{keywords}

Nhiều khi thất bại, mình rất nản lòng. Thế nhưng chính những lúc khó khăn nhất lại là dịp để bản thân soi xét lại mình, từ đó tìm ra hướng đi đúng, hiệu quả.”


Anh Vũ Chí Hiệp

Không có người thân bên cạnh, trong lúc khó khăn, Hiệp đã có thời gian về quê xã Đan Hội sinh sống. Trong những ngày ở quê, trăn trở với vấn đề việc làm, nhận thấy phong trào phát triển kinh tế ở quê diễn ra sôi động, Hiệp quyết định trở lại Lâm Đồng. 

Sau khi trở lại quê hương mới, với hơn 1 ha vườn bị hoang hoá, vườn sầu riêng trồng trước đó không được chăm sóc cẩn thận bị chết hết, Hiệp bắt tay làm lại bằng cách trồng thử nghiệm su su. Thế nhưng, chi phí đầu tư cao, lại không hiệu quả nên anh chuyển hướng qua trồng sả. Làm diện tích ít lại không gối vụ trong khi phải thuê nhiều nhân công nên cây sả cũng không đem lại hiệu quả như mong muốn. Một lần nữa, Hiệp chuyển hướng sang trồng dưa leo, bí, đậu bắp, đậu cô ve… thứ gì anh cũng trồng để tìm hướng đi và nếu thất bại thì đó là bài học kinh nghiệm cho mình. 

Anh tâm sự: “Điều kiện đất đai tốt hay xấu đều do mình. Bởi lẽ, tại sao có nhiều vùng đất còn khó hơn mình mà người khác vẫn làm được, sao mình lại làm không được?. Nguyên nhân là do mình thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức từ thực tiễn vì kiến thức trên mạng, trên sách báo chỉ là một phần, áp dụng vào thực tiễn đòi hỏi phải hoàn thiện hơn”.

Những bài học kinh nghiệm Hiệp thu được không chỉ đánh đổi bằng mồ hôi, công sức mà còn cả bằng tiền. Với số vốn gần 200 triệu đồng vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội và một ngân hàng khác, ngoài con bò mua để gây đàn đến nay đã phát triển lên 4 con, số tiền còn lại đầu tư trồng rau, chủ lực là dưa leo. 

Trong dự định của mình, Hiệp mong muốn có một số vốn để đầu tư hệ thống tưới tự động bài bản, đầu tư nhà lưới để tiếp tục mở rộng diện tích trồng rau ăn lá các loại. Bởi theo Hiệp, chỉ có đầu tư công nghệ mới tiết kiệm nhân công, nâng cao được hiệu quả nhưng chi phí đầu tư cao. Hiện tại, Hiệp đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để trồng nhiều loại rau, củ khác nhau theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. 

Để tiết kiệm chi phí, anh tự mua hạt giống về ươm, tự gom phân bò để ủ làm phân bón. “Nhiều khi thất bại mình rất nản lòng. Thế nhưng chính những lúc khó khăn nhất là dịp để bản thân soi xét lại mình, từ đó tìm ra hướng đi đúng, hiệu quả”. Tin rằng bằng sức trẻ và nghị lực vượt qua khó khăn, Hiệp sẽ thành công với mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao trên quê hương mới.

Em Trịnh Duy Hiếu giành Huy chương Bạc Olympic Vật lý quốc tế năm 2018
(BGĐT)- Thông tin mới nhất từ Cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) lần thứ 49 năm 2018 tổ chức tại Bồ Đào Nha (từ ngày 21 đến 29-7), 5 học sinh của đội tuyển Việt Nam giành thắng lợi rực rỡ với 100% thí sinh tham gia đều đoạt huy chương. 
 
Hy sinh lợi ích riêng vì cộng đồng
(BGĐT) - Đường giao thông liên tổ 1 và tổ 2 (khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) vừa được trải nhựa phẳng lì cùng với hệ thống nước sạch ngầm bên cạnh. Người dân nơi đây mừng một thì mang ơn các ông: Phạm Xuân Thế, Phạm Thanh Bình, Nguyễn Đình Thiêm, Nguyễn Văn Hoàng mười. Lý do là để có tiền giải phóng mặt bằng, đối ứng vốn đầu tư làm đường, các ông đã phải bỏ bao công sức, thậm chí thế chấp cả sổ đỏ của gia đình.
 
Dương Thùy Linh đăng quang Hoa hậu Phụ nữ Toàn thế giới 2018: Tự hào phụ nữ Việt Nam
(BGĐT) - Trong đêm chung kết cuộc thi Mrs Worldwide 2018 (Hoa hậu Phụ nữ Toàn thế giới 2018) diễn ra tại Singapore tối 24-6, Dương Thùy Linh đã xuất sắc vượt qua 24 thí sinh khác để giành vương miện cao quý. Ít ai biết tân Hoa hậu là người con của quê hương Hương Vỹ, Yên Thế (Bắc Giang). 
 
Trung tá Nguyễn Văn Ký, Chính trị viên đảo Nam Yết: Trụ vững nhờ đồng đội sẻ chia, hậu phương vững chắc
(BGĐT) - Trong chuyến công tác thăm quần đảo Trường Sa mới đây, tình cờ tôi gặp Trung tá Nguyễn Văn Ký, Chính trị viên đảo Nam Yết là đồng hương làng trên xóm dưới với tôi. 27 năm trong quân ngũ thì 8 năm anh công tác ở các đảo, những nơi khó khăn, gian khổ nhất. Ký bảo với tôi rằng, trụ vững được như thế là nhờ đồng đội sẻ chia, hậu phương vững chắc.
 
"Niềm tự hào quê hương thôi thúc tôi cố gắng"
(BGĐT) - Tốt nghiệp loại giỏi Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, từng là giảng viên Đại học Thủy Lợi, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Hàn Quốc năm 30 tuổi và hiện là một trong những giáo sư trợ lý bộ môn Robot học và Cơ điện tử trẻ nhất ở trường đại học danh tiếng, uy tín bậc nhất tại Kazakhstan... là những thông tin về Tiến sĩ (TS) Đỗ Đức Tôn (SN 1984), quê ở thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên (Bắc Giang).
 

Đông Anh (Báo Lâm Đồng)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...