Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 26 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Tự hào người Bắc Giang
Tự hào người Bắc Giang
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Có một Bắc Giang thơ

Cập nhật: 07:00 ngày 20/01/2019
(BGĐT) - Ấy là tôi không nói về Bắc Giang thơ với cái nghĩa sơn thủy hữu tình, cảnh đẹp nên thơ dẫu rằng điều ấy rất đúng nếu như đặt chân tới các vùng đất Yên Thế, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động… Ở bài viết này tôi chỉ lan man đôi chút về thơ Bắc Giang - những bài thơ nổi tiếng của các nhà thơ tài danh đã qua vùng đất này, đã sinh sống ở đây từ trước tới nay. 

Bắc Giang là nơi vua Lê Thánh Tông đã qua, để lại “Trú Xương Giang”, danh nhân Lê Quý Đôn có “Độ Xương Giang”, và đặc biệt học giả, nhà văn Lý Tử Tấn thời Lê sơ viết “Xương Giang Phú” - áng thiên cổ hùng văn ngợi ca khí phách dân tộc trong sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh. Cũng tại vùng đất hào khí này đã sản sinh ra nhiều danh nhân, nhà thơ mà tiêu biểu là Giáp Hải và Thân Nhân Trung.

{keywords}

Nữ sĩ Anh Thơ có nhiều năm sinh sống, sáng tác tại Bắc Giang.

Thời Tự lực văn đoàn trước 1945, Bắc Giang đã hội tụ nhiều nhà thơ tài năng bấy giờ: Đào Dương, Xích Điểu, Bàng Bá Lân, Anh Thơ. Khoảng năm 1937, các nhà thơ trên cùng với nhạc sĩ Lã Hữu Quỳnh thành lập Nhóm bút sông Thương mà Bàng Bá Lân, Anh Thơ là nòng cốt. 

Anh Thơ (tên thật là Vương Kiều Ân) SN 1918, quê gốc ở Ninh Giang (Hải Dương) nhưng lớn lên ở Phủ Lạng Thương (nay là TP Bắc Giang). Bà làm thơ rất sớm đến năm 1939 được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn với tập "Bức tranh quê". Thơ bà gợi, giàu cảm xúc, những "Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác/ Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay"; những "Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió/ Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa". 

Bàng Bá Lân (SN 1913) tại phố Tân Ninh (TP Bắc Giang), còn chính quán tại Bình Lục (Hà Nam). Vẫn trong “Thi nhân Việt Nam” xuất bản 1942, Hoài Thanh - Hoài Chân đã nhận xét: “đã lưu ý đến cảnh nào thì lưu luyến cảnh ấy”, “chuyện mộng của nhiều người với Bàng Bá Lân đã thành chuyện thực”.

Xích Điểu (Nguyễn Văn Tước), SN 1913, nguyên quán ở Hà Nội nhưng sống ở phố Phủ (nay là khu Lê Lợi), TP Bắc Giang. Khi còn học trung học, ông đã sáng tác thơ, truyện ngắn đăng tải nhiều tờ báo bấy giờ. Sau này ông nổi tiếng với những bài thơ châm biếm, đả kích chế độ thực dân, đế quốc. Cũng phải kể tới nữ thi nhân Tương Phố (Đỗ Thị Đàm), SN 1897, quê gốc ở Bối Khê, Khoái Châu (Hưng Yên), ban đầu sống làng Đầm, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn). Bà nổi danh với thi phẩm "Giọt lệ thu", viết năm 1923 ngay tại Bắc Giang.

Thời chống thực dân Pháp, nhiều nhà thơ đã hoạt động kháng chiến tại Bắc Giang và để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng: Xuân Diệu, Anh Thơ, Tú Mỡ, Xích Điểu, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi… Nhà thơ Tố Hữu có "Phá đường", "Bầm ơi"… Tú Mỡ (tên thật là Hồ Trọng Hiếu, một thời gian làm Trưởng ty Thông tin Bắc Giang) viết rất nhiều thơ, sau tập hợp trong "Nụ cười kháng chiến". 

Tại ấp Cầu Đen, xã Quang Tiến (Tân Yên) là nơi nhiều văn nghệ sĩ đến sinh sống, sáng tạo tác phẩm, như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Tạ Thúc Bình, Ngô Tất Tố, Anh Thơ… Nơi ở của nhà văn Nguyên Hồng tại đây đã trở thành Đồi Văn hóa kháng chiến.

Truyền thống văn hóa, thơ ca đã được thế hệ sau tiếp nối. Đó là những người sinh trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt phát triển tài năng trong công cuộc chống Mỹ, cứu nước: Lê Đạt, Trần Ninh Hồ, Anh Vũ, Duy Phi, Tô Hoàn, Tân Quảng, Trịnh Kim Hiền, Đỗ Vinh, Nông Thị Hưng, Xuân Hồng. Lê Đạt (Đà Công Đạt) quê gốc ở Yên Bái, SN 1929, hồi nhỏ học ở Bắc Giang. Ông nổi tiếng thơ từ sau 1954 với nhiều tác phẩm: "Cha tôi", "Bóng chữ"… đi đầu trong việc đổi mới nghệ thuật, nhất là sử dụng ngôn ngữ thi ca.

Các nhà thơ kể trên (trừ Lê Đạt) đều sinh trước và sau những năm 40 của thế kỷ trước. Nếu Trần Ninh Hồ rất cả nghĩ, nặng về buồn vui thế sự thì Tô Hoàn, một cựu chiến binh, đồng vọng với nỗi niềm người lính sau chiến tranh. Trịnh Kim Hiền bày tỏ trước nhân gian về ước vọng của người vùng núi. Anh Vũ tài hoa nhiều bài thơ cuộc đời. Đỗ Vinh với những câu thơ gan ruột vượt lên từ vùng đất Yên Thế. Tân Quảng, Xuân Hồng cũng vậy... 

Một đội ngũ thơ Bắc Giang hùng hậu, những mấy chục người kế tiếp thế hệ: Nông Thị Hưng, Chu Ngọc Phan, Đặng Tiến Huy, Kim Ô, Ngô Minh Bắc, Vũ Thị Loan, Trọng Việt, Vũ Hoàng Nam…

Thơ Bắc Giang ngày càng đổi mới, đã và đang hội nhập với thơ cả nước và khu vực, tạo một sắc thái riêng, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Chắc chắn với sự đổi mới, đi lên của xã hội, thơ Bắc Giang sẽ còn tiến xa hơn nữa.

Nhà thơ, họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên: Kỳ nhân Phủ Lạng Thương
(BGĐT) - Sở dĩ tôi dùng hai chữ kỳ nhân, một cụm từ ghép Hán-Việt không cố định gồm hai từ có nghĩa độc lập, tức là người tài để nói về nhà thơ, họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên vì họa sĩ họ Bàng là người duy nhất vẽ tranh bằng 10 ngón tay trên mọi chất liệu, chứ không vẽ bằng cọ (bút vẽ) như hầu hết các họa sĩ ở nước ta và trên thế giới từ cổ chí kim. Cũng vì thế, tôi mạn phép vong linh cụ, đặt cho cụ biệt danh là kỳ nhân.
 
10 sự kiện nổi bật của tỉnh Bắc Giang năm 2018
(BGĐT) - Với quyết tâm cao và nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, năm 2018 Bắc Giang đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Chào năm mới 2019, Báo Bắc Giang bình chọn 10 sự kiện nổi bật trong năm qua.
 
Giáo sư Trường Đại học Ulsan (Hàn Quốc) Nguyễn Bá Hưng: Mạnh mẽ hơn khi đối mặt thử thách
Gặp lại Nguyễn Bá Hưng (SN 1986) sau nhiều năm ra trường, tôi thực sự bất ngờ trước phong thái chững chạc của bạn. Bảo vệ luận án thạc sĩ năm 24 tuổi, nhận bằng tiến sĩ năm 29 tuổi và một năm sau đó Hưng được phong Giáo sư nghiên cứu khoa học tại Phòng thí nghiệm hệ thống động lực thông minh, Trường Đại học Ulsan (Hàn Quốc)... là những thành tích nổi bật của chàng trai trẻ quê Bắc Giang. 
 
Ba chủ nhân giải thưởng KOVA: Biến khó khăn thành động lực
(BGĐT) - Nguyễn Thế Tuấn, Trần Thị Trang và Lương Thị Ngọc Lý (đều là sinh viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang) vừa vinh dự là ba trong số 151 sinh viên của 60 trường đại học trong cả nước được nhận giải thưởng KOVA ở hạng mục nghị lực. Biến khó khăn trong cuộc sống là động lực vươn lên, nỗ lực cống hiến vì cộng đồng là thông điệp mà các bạn trẻ đang hướng đến.
 
Phát huy truyền thống, tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang TP Bắc Giang vững mạnh
(BGĐT) - Ngày 20-12-1958, Thị đội Phủ Lạng Thương (tiền thân của Ban CHQS TP Bắc Giang) được thành lập. Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang (LLVT) TP Bắc Giang không ngừng trưởng thành, lớn mạnh và có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị ở địa phương. 
 

Đỗ Nhật Minh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...