Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Tự hào người Bắc Giang
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đại úy Nguyễn Công Chức và những khúc tình quê

Cập nhật: 10:58 ngày 23/08/2019
(BGĐT) - “Bắc Giang quê mình mến khách người ơi/ Em hát mời anh qua câu quan họ /Anh về quê em miền quê Kinh Bắc/ Nghe hát còn duyên… em hát/ Bắc Giang quê mình vang mãi hùng ca"... Đó là những lời ca da diết, thắm đượm tình yêu đối với mảnh đất Bắc Giang trong sáng tác “Về miền yêu thương” được nhiều người yêu thích.  

Tác giả bài hát là Đại úy - nhạc sĩ Nguyễn Công Chức (SN 1982), cán bộ phong trào Tiểu đoàn Thông tin 463, Bộ Tham mưu Quân đoàn 2- người đã thành công với nhiều sáng tác về vùng đất và con người Bắc Giang.

Cháy mãi niềm đam mê âm nhạc

Gặp Nguyễn Công Chức tại đơn vị khi anh cùng đồng đội tập luyện chuẩn bị tham gia hội diễn văn nghệ của Quân đoàn 2. Khuôn mặt điển trai với nụ cười tươi tắn, anh hát say mê như đặt cả tình yêu và niềm tự hào về đất nước, quê hương trong từng nốt nhạc.

{keywords}

Đại úy, nhạc sĩ Nguyễn Công Chức (người cầm đàn ghi ta) đang tập luyện bài hát mới cùng các đồng đội và đơn vị kết nghĩa.

Câu chuyện giữa chúng tôi và Nguyễn Công Chức sôi nổi với những chia sẻ về niềm đam mê âm nhạc cháy bỏng. Nguyễn Công Chức quê ở xã Mỹ Hà (Lạng Giang). Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bắc Giang địa linh nhân kiệt, những câu quan họ ngọt ngào đã thấm đẫm tâm hồn, nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc lớn dần trong anh. 

Tốt nghiệp THPT, Chức nhập ngũ, tạm gác lại ước mơ từ nhỏ trở thành thầy giáo dạy nhạc. Thế nhưng qua những giờ giải lao trên thao trường và chương trình hội diễn nghệ thuật của đơn vị, địa phương, giọng ca trẻ dần được mọi người biết đến và yêu mến.

Sau khi đoạt giải cuộc thi Tiếng hát truyền hình Bắc Giang, Chức được lãnh đạo đơn vị tạo điều kiện cho đi thi và học tập tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật quân đội (nay là Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội). 

Thời gian học, Chức yêu thích bộ môn sáng tác ca khúc và thể hiện năng khiếu qua nhạc phẩm đầu tay “Ký ức của mẹ” - phổ thơ Nguyễn Khắc Thạch. Tác phẩm thể hiện trong lễ báo cáo tốt nghiệp và được thầy cô đánh giá cao, sau này Đài Tiếng nói Việt Nam dàn dựng thành tiết mục đặc sắc.

{keywords}

Là bạn học ở Đại học Văn hoá nghệ thuật quân đội nên Chức thường chia sẻ với tôi các ca khúc mới của mình. Những sáng tác về quê hương của Chức luôn có nét riêng, mang âm hưởng vùng miền nên dễ đi vào lòng người”.

Ca sĩ Ngọc Ký, giải Nhì cuộc thi Sao Mai 2009

Tốt nghiệp chương trình cao đẳng rồi đại học về chuyên ngành âm nhạc với tấm bằng loại giỏi, Chức tiếp tục về Quân đoàn 2 công tác. 

Đến nay, nhạc sĩ trẻ đã cho ra đời hơn 30 ca khúc với nội dung ca ngợi quê hương, người lính và tình yêu đôi lứa, tiêu biểu như: “Ký ức của mẹ”; “Giấc mơ mùa đông”; “Về miền yêu thương”, “Sông Thương bến đợi”; “Bắc Giang một khúc ân tình”; “Nồng nàn khơi xa”; “Màu xanh yêu thương”… 

Một số sáng tác khi thể hiện qua giọng ca đầy cảm xúc của Chức đã đi vào lòng người, giành giải cao tại các liên hoan nghệ thuật, hội diễn văn nghệ các cấp của toàn quân và các tỉnh, TP. Trong đó ca khúc “Nồng nàn khơi xa” nói về những người lính đảo ngày đêm canh giữ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc được Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị phát hành trong toàn quân năm 2018. 

Ca khúc viết về môi trường của anh cũng được Tổng cục Chính trị tặng giấy khen có chất lượng nghệ thuật tốt. Nhạc sĩ trẻ được nhiều cơ quan, đơn vị và địa phương “đặt hàng” sáng tác nhân sự kiện lớn, các dịp hội diễn, kỷ niệm ngày truyền thống. Là hội viên Hội nhạc sĩ tỉnh, anh thường xuyên tham gia các hoạt động giao lưu, sáng tác ca khúc ca ngợi, quảng bá về quê hương.

{keywords}

Đại úy, nhạc sĩ Nguyễn Công Chức.

Với mỗi tác phẩm, Chức đều trăn trở làm sao để có ca từ trong sáng, gần gũi, giai điệu dễ nhớ, dễ hát đối với khán giả. Con đường hoạt động nghệ thuật ngày càng thành công khi anh luôn được người vợ trẻ ủng hộ và góp sức. Anh vui vẻ chia sẻ: “Vợ tôi là giáo viên tiểu học nên nắm chắc về chính tả cũng như ý nghĩa của ngôn từ. Mỗi khi tôi bí từ hoặc muốn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từ ngữ nào đó, tôi lại tham khảo ý kiến cô ấy”.

Những bài ca đượm tình quê

Nguyễn Công Chức có nhiều sáng tác về quê hương, đất nước, nhất là mảnh đất Bắc Giang. Anh bộc bạch: “Với mỗi người khi sáng tác luôn dành tình cảm và mong muốn có những tác phẩm ca ngợi quê hương”. Bài hát “Về miền yêu thương” ra đời đã thể hiện điều đó. 

Về miền yêu thương là về với cội nguồn, về với lời ru yêu thương của mẹ, về với tình yêu đôi lứa, cùng nhau say đắm qua câu quan họ trữ tình, câu dân ca Sán Chí làm duyên. “Bắc Giang quê mình mến khách người ơi/Em hát mời anh qua câu quan họ /Anh về quê em miền quê Kinh Bắc/ Nghe hát còn duyên… em hát/ Bắc Giang quê mình vang mãi hùng ca/ Ai đã về thăm sông Thương bến đợi / Nơi thành Xương Giang chiến công còn đó/ Di tích Phồn Xương, Yên Thế ta về”.

Chức nhớ lại, anh đã dành nhiều thời gian, công sức để chọn lựa ca từ, sáng tạo giai điệu và nhất là đặt tên cho đứa con tinh thần này. Lúc đầu bài hát có tên “Bắc Giang - Khúc hát tự hào” song qua tham khảo ý kiến đã chuyển thành “Về miền yêu thương”. Tên bài tuy không nhắc đến địa danh Bắc Giang nhưng khi hát lên mọi người đều biết đó là vùng đất anh hùng qua các địa danh lịch sử, văn hóa gắn liền với những chiến công oanh liệt. 

Ca từ gần gũi, giai điệu ngọt ngào mang âm hưởng dân gian vùng Kinh Bắc pha chút ca trù, nhạc phẩm đã tạo dấu ấn đậm nét, hấp dẫn người nghe. Bài hát đoạt Huy chương Bạc tại Hội diễn Nghệ thuật toàn quân năm 2015; giải A Hội diễn văn nghệ Công - Nông - Binh tỉnh Bắc Giang năm đó.

Một bài hát khác cũng được nhiều người yêu thích là “Bắc Giang một khúc ân tình” bởi dễ hát, dễ nhớ nhờ ca từ bình dị và giai điệu thấm đẫm âm hưởng dân ca: “Ai đã đặt tên dịu dàng sông Thương /Điệu hát quê hương, đượm câu quan họ /Người có hay chăng thương em /Thì về...”.

{keywords}

Bản nhạc "Về miền yêu thương".

Chức luôn trăn trở để làm sao tác phẩm của mình không không trùng lặp với những người đi trước. Muốn vậy cần thể hiện được nét đặc trưng của vùng miền. Ví như bài hát về Bắc Giang có nét riêng về vùng đất Kinh Bắc qua những quãng giọng cũng như ca từ dễ nghe, phổ biến với quần chúng. 

Vùng quê Lạng Giang cũng được nhạc sĩ trẻ vẽ trong nhạc phẩm “Lạng Giang quê tôi” với tiếng máy reo và cây dã hương ngàn năm tuổi chở che. Ca khúc đoạt giải A Liên hoan ca khúc về Bắc Giang năm 2018 và nay được coi là bài ca của vùng đất này. Mới đây, Đại úy, nhạc sĩ Nguyễn Công Chức được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng giấy khen do có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.

Sau những chia sẻ về âm nhạc, Chức vui vẻ hát cho chúng tôi nghe những sáng tác mới của anh. Chất giọng tràn đầy cảm xúc khiến chúng tôi thêm cảm phục tài năng; trân trọng tâm huyết, sự lao động nghiêm túc cho nghệ thuật của người nhạc sĩ-chiến sĩ trẻ.

Tình quê trên đất khách
(BGĐT) - Nhớ quê hương, gia đình, gặp khó khăn trong công việc, cuộc sống là nỗi niềm chung của nhiều người quê Bắc Giang khi đi xuất khẩu lao động. Từ hoàn cảnh ấy, hội đồng hương (HĐH) Bắc Giang tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ đã được thành lập, trở thành “ngôi nhà chung” ấm tình quê của người lao động xa xứ.
Những vần thơ thắm đượm tình quê
(BGĐT) - (Đọc tập thơ lục bát “Viết rồi lại xóa” của  Tân Quảng)
Ở tuổi thất thập, bảo thơ ông đang “độ chín” cũng bằng thừa nhưng được cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận thì miễn bàn: “Viết rồi lại xóa” của Tân Quảng là một trong hai tập thơ vừa được Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tặng thưởng giải B (không có giải A).
Tình quê bên bờ sóng
(BGĐT) - Chúng tôi đến công tác tại Lữ đoàn Không quân Hải quân 954- Quân chủng Hải quân đúng dịp cán bộ, chiến sĩ đang chạy đua cùng thời gian hoàn thành huấn luyện các bài bay ngày, bay đêm; duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt là chuẩn bị cho những chuyến bay mang hơi ấm từ đất liền đến với quân và dân trên các đảo tiền tiêu nơi đầu sóng của Tổ quốc.
Tình quê trên thành phố biển
(BGĐT) - Theo dòng chảy cuộc sống, những người con quê hương Bắc Giang hiện sinh sống và làm việc tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu mỗi người một công việc, một hoàn cảnh. Đổi lại, niềm vui với người xa quê là được kết nối với những người đồng hương, cùng sẻ chia khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Lệ Thanh - Hoài Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...