Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Giang
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chùa Vĩnh Nghiêm đón hàng nghìn phật tử, du khách những ngày đầu năm mới

Cập nhật: 16:24 ngày 07/02/2019
(BGĐT) - Từ ngày 30 đến mùng 3 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên (Yên Dũng) đón hàng nghìn du khách đến lễ Phật, vãn cảnh, cầu bình an. 
{keywords}

Tà áo dài truyền thống, cách tân được nhiều chị em chọn lựa để diện đi lễ chùa. 

Những ngày đầu xuân mới, nhiều phật tử, du khách chọn chốn tổ Vĩnh Nghiêm để lễ Phật, vãn cảnh, cầu mong điều tốt đẹp. Nhiều người đến chùa xin chữ - một nét đẹp văn hóa của người Việt dịp đầu năm. 

{keywords}

Rất đông du khách đến xin chữ tại chùa Vĩnh Nghiêm. 

Càng về trưa, lượng du khách càng đông. Toàn bộ bãi trông giữ xe ô tô, xe máy của chùa Vĩnh Nghiêm đều chật kín. Theo Đại đức Thích Thanh Vịnh, Phó Thường trực trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, mỗi ngày nghỉ Tết, chốn tổ Vĩnh Nghiêm đón khoảng 3 đến 4 nghìn lượt phật tử, du khách; số lượng đông gấp đôi so với Tết năm trước. 

Hiện chùa Vĩnh Nghiêm là nơi an tọa của ba pho tượng đồng nguyên khối, dát vàng là Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. 

{keywords}

Các đoàn khách chọn chốn tổ Vĩnh Nghiêm trong tour du lịch đầu năm. 

Quan niệm của người Việt, đi chùa đầu năm không chỉ là cầu may, cầu phúc thỏa ước nguyện cho cá nhân, gia đình mà còn là để hòa mình vào chốn tâm linh, không gian tĩnh lặng, lắng lại sau những muộn phiền năm cũ. 

Được biết, sáng mùng 10 Tết Nguyên đán, ba pho tượng Trúc Lâm Tam Tổ được rước từ chùa Vĩnh Nghiêm lên chùa Thượng, Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, thôn Đồng Thông, xã Tuấn Mậu (Sơn Động). Sự kiện này mở màn cho lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2019 với chủ đề "Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử".

{keywords}

Ba pho tượng Trúc Lâm Tam Tổ đúc đồng nguyên khối, dát vàng an tọa tại chùa Vĩnh Nghiêm. 

Được biết, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chùa Vĩnh Nghiêm là một trung tâm ấn hành, xuất bản lớn của Phật giáo Việt Nam. Kho mộc bản (ván khắc) còn lưu giữ hiện nay vẫn lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3 nghìn bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách (âm bản) khoảng 2 nghìn chữ Nôm, chữ Hán. 

{keywords}

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được vinh danh di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương thu hút nhiều du khách. 

Với các giá trị khoa học, lịch sử đặc sắc, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc) vinh danh là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2012.

Tuyết Mai

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...