Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đổi mới cơ chế hoạt động, tăng năng lực y tế tuyến xã: Kỳ I- Nhiều rào cản, khó thu hút bệnh nhân

Cập nhật: 08:32 ngày 26/11/2018
(BGĐT)- Đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, hầu hết các trạm y tế trong tỉnh Bắc Giang đều được quan tâm đầu tư đạt chuẩn nhằm khám, điều trị ban đầu và dự phòng bệnh tật cho người dân tại cộng đồng. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, trạm y tế vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa thu hút được người bệnh.

Chưa khai thác hết công năng

Hiện nay, toàn tỉnh có 230 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có 218 trạm đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020. Để đáp ứng các tiêu chí chuẩn quốc gia, chuẩn nông thôn mới ở từng giai đoạn, các trạm y tế đã được đầu tư nhiều trang thiết bị thiết yếu để thực hiện nhiệm vụ dự phòng, khám, chữa bệnh, sơ cấp cứu. Nhờ có mạng lưới y tế xã rộng khắp, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, truyền thông giáo dục sức khỏe được nâng lên trong cộng đồng dân cư. Công tác tiêm chủng đạt nhiều thành tựu góp phần loại trừ, giảm dần những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

{keywords}

Khám bệnh cho trẻ em tại Trạm Y tế phường Dĩnh Kế (TP Bắc Giang).

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm rõ rệt. Một số trạm triển khai hiệu quả việc quản lý, điều trị bệnh mạn tính không lây nhiễm (tăng huyết áp, đái tháo đường, tâm thần, phổi tắc nghẽn). Bác sĩ Vũ Văn Hoàn - Trạm trưởng Trạm y tế xã Hương Sơn (Lạng Giang) cho biết: Trạm có 9 người gồm 3 bác sĩ đa khoa, 3 y sĩ và 3 nhân viên hành chính; khám bảo hiểm khoảng 4 nghìn lượt người/năm; khám ngoài 2 nghìn lượt người/năm; tổ chức tiêm chủng vào ngày 22 hằng tháng cho khoảng 200 trường hợp. 

Tương tự, Trạm Y tế xã Yên Mỹ cũng là địa chỉ của nhiều người dân trên địa bàn khi gặp các bệnh thông thường, nhất là với người già và trẻ em, sơ cấp cứu vết thương phần mềm. Ông Dương Vương Bảo, 68 tuổi ở thôn Ngành đưa cháu nhỏ đến khám bệnh cho hay mọi người trong gia đình ông khi đau ốm thường đến trạm trước tiên để khám, lấy thuốc hoặc nhờ bác sĩ tư vấn. Ở nhiều nơi, trạm y tế xã có lượng bệnh nhân đông và thực hiện hiệu quả công tác giám sát phòng dịch như: Dĩnh Trì, Tân Tiến (TP Bắc Giang), Minh Đức, Việt Tiến (Việt Yên)...

Có vai trò quan trọng như vậy nhưng đa số các trạm y tế đều chưa phát huy được hết công năng, khó thu hút người dân đến khám, chữa bệnh. Trong khi các trạm xa trung tâm vẫn là địa chỉ tin cậy của người dân sở tại thì một số trạm y tế gần trung tâm hầu như không có bệnh nhân đến khám mặc dù tại đây đã thực hiện được các dịch vụ kỹ thuật (điện tim, siêu âm, đỡ đẻ…). Như tại Trạm Y tế xã Đồng Vương (Yên Thế) nằm kề tuyến đường liên xã, có đầy đủ các phòng chức năng, nhân lực sử dụng thành thạo nhiều máy móc, kỹ thuật hiện đại, có thể đảm đương việc khám và điều trị nhiều căn bệnh mà trước đây thường phải chuyển tuyến. Thế nhưng trung bình mỗi ngày, tại đây có chưa đến mười lượt người tới khám bệnh. Lý giải cho việc khó thu hút bệnh nhân, bác sĩ Vi Thị Bình, Trạm trưởng cho rằng, hầu hết người bệnh đều e ngại, chưa tin tưởng vào năng lực, trình độ của nhân viên y tế cơ sở, phần lớn có xu hướng vượt tuyến.

Tại TP Bắc Giang, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hồng, Giám đốc Trung tâm Y tế TP cho biết đã từ lâu, 12/16 trạm y tế, nhất là ở khu vực nội thành chỉ làm công tác dự phòng, trang thiết bị phục vụ khám và điều trị được chuyển cho các đơn vị khác; mảng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) chỉ thực hiện ở 4 trạm là Đồng Sơn, Song Khê, Dĩnh Trì, Tân Tiến. Vậy nhưng, người dân đến khám tại các trạm này cũng rất ít. Ví như tại Trạm Song Khê mỗi tháng có khoảng 30-35 lượt người đến khám; Trạm Đồng Sơn khoảng 20 lượt người. Toàn TP có 97 biên chế làm việc tại các trạm (trạm nhiều có 8, trạm ít có 5 biên chế). 

Thực tế hiện nay trạm y tế phường, xã đang gánh vác nhiều nhiệm vụ (từ quản lý ATTP; giám sát, phòng chống dịch bệnh; tiêm chủng mở rộng, vệ sinh môi trường, quản lý bệnh nhân lao, phong, tâm thần và quản lý bệnh không lây nhiễm như cao huyết áp, đái tháo đường). Cũng theo bác sĩ Hồng, hoạt động của trạm y tế rất đặc thù, khó có thể lồng ghép với các đơn vị y tế khác trên địa bàn.

Đạt chuẩn vẫn... thiếu

Theo đánh giá của ngành y tế tỉnh, có đến 42,5% bệnh nhân đến khám, chữa bệnh ở tuyến huyện có thể điều trị được ở tuyến xã. Vậy nhưng do người dân chưa tin tưởng vào chất lượng khám, chữa bệnh, thiếu cán bộ y tế có trình độ chuyên khoa, chưa đầu tư đồng bộ giữa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đào tạo nhân lực, dẫn đến hiệu quả khai thác hạn chế, ảnh hưởng đến năng lực phát triển chuyên môn kỹ thuật tại trạm. Nhiều bác sĩ cho rằng chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng nên những người có tay nghề thường “nhấp nhổm” chuyển công tác lên tuyến trên hoặc xin nghỉ việc để tìm cách gia nhập hệ thống y tế ngoài công lập.

{keywords}

Phát thuốc cho người bệnh tại Trạm Y tế xã Hương Sơn (Lạng Giang).

Mặc dù các trạm y tế đều đã đạt và duy trì chuẩn quốc gia từ nhiều năm nhưng đối chiếu theo các tiêu chí và để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của y tế tuyến cơ sở thì các trạm còn gặp rất nhiều khó khăn. Để được công nhận chuẩn, địa phương cố gắng đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng một số phòng điều trị nhưng không phù hợp với yêu cầu thực tế. Ví như các phòng đạt chuẩn phải được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế, bảo đảm đủ số lượng, diện tích để thực hiện chức năng tư vấn, dự phòng, điều trị ban đầu nhưng hầu hết cơ sở vật chất đều cũ, chật hẹp, phải cơi nới, tu sửa. Khối công trình phụ trợ chưa được đầu tư đúng mức như: Lò đốt rác, nhà để xe, kho, nhà bếp, sân, vườn thuốc nam, tường bao. Các trạm đạt chuẩn đều có bàn đẻ nhưng thực tế người dân ở các xã vùng xuôi, thị trấn, thành phố không đến trạm y tế sinh con, chỉ một số xã khó khăn ở các huyện miền núi, vùng cao có các ca sinh nở tại trạm.

Nhờ có mạng lưới y tế xã rộng khắp, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, truyền thông giáo dục sức khỏe được nâng lên trong cộng đồng dân cư. Công tác tiêm chủng đạt nhiều thành tựu trong việc loại trừ, giảm dần những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Được biết, hiện nay chưa đến 70% trạm y tế có các nhóm thuốc theo danh mục quy định của Bộ Y tế nhưng số lượng thuốc trong từng nhóm không đủ. Phần lớn các trạm y tế xã mới chỉ thực hiện được gần 70% các kỹ thuật phân tuyến; chưa có đơn vị thực hiện được 100% kỹ thuật theo danh mục. Cùng đó, trước sự phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh cả trong và ngoài công lập ở các khu vực trung tâm, thành phố, thị trấn đã đặt trạm y tế vào thế khó cạnh tranh về chất lượng dịch vụ. Ví như Trạm Y tế thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) nằm gần Bệnh viện Đa khoa huyện; Bệnh viện Đa khoa Sơn Uyên; Bệnh viện Đa khoa Hùng Cường.

Chất lượng nguồn nhân lực ở nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Y, bác sĩ ở hầu hết các trạm chưa thường xuyên tiếp cận kỹ thuật mới; lượng bệnh nhân ít nên họ khó có cơ hội cọ xát với nhiều loại bệnh, còn hạn chế trong việc đánh giá, chẩn đoán chính xác diễn tiến của bệnh lý phức tạp. Nhiều nơi, trạm y tế được cấp trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh chưa được triển khai hoặc triển khai không hiệu quả như máy điện tim, máy khoan răng, kính hiển vi, máy xét nghiệm nước tiểu do chưa có cán bộ chuyên môn phù hợp. Ví như Trạm Y tế thị trấn An Châu (Sơn Động) có thiết bị khám răng nhưng không có cán bộ được cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa để thực hiện kỹ thuật này. Trạm Y tế xã Dương Hưu (Sơn Động) có máy siêu âm nhưng rất ít sử dụng.

Thêm vào đó, mức chi về tài chính cho trạm y tế còn rất thấp (nguồn chi thường xuyên 36 triệu đồng/trạm/năm), chỉ đủ để các trạm duy trì một số hoạt động tối thiểu mà hầu như không có kinh phí chi cho đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Quỹ định suất BHYT phân cho trạm y tế xã thấp (không quá 20% quỹ khám chữa bệnh ngoại trú dành cho số thẻ đăng ký ban đầu tại trạm y tế xã) dẫn đến một số loại bệnh trạm y tế có khả năng điều trị, cấp thuốc nhưng phải chuyển tuyến. Vì thế chưa khuyến khích được việc phát triển dịch vụ y tế chất lượng phục vụ người dân, gây quá tải tuyến trên, không thuận lợi cho người bệnh. 

Quy định khám chữa bệnh BHYT thông tuyến huyện tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nhưng cũng dẫn đến lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh tại trạm y tế bị giảm. Những khó khăn về nhân lực, tài chính, trang thiết bị của trạm y tế trở thành lực cản không nhỏ tác động đến nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Hà Tĩnh giành giải Nhất cuộc thi y tế cơ sở giỏi năm 2018
Vòng chung kết “Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi năm 2018” do Bộ Y tế tổ chức đã diễn ra ngày 30-10 tại Hà Nội với sự tham dự của 6 đội thi đến từ Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cần Thơ và Bạc Liêu. Đây là những đội thi xuất sắc đã vượt qua vòng chung khảo các khu vực.
 
Bắc Giang: 86,1 nghìn người được điều trị các bệnh mạn tính tại tuyến y tế cơ sở
(BGĐT) - Đến tháng 7-2018, toàn tỉnh Bắc Giang đang quản lý, điều trị ngoại trú cho 86,1 nghìn bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm. 
 
Đầu tư toàn diện, nâng chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cơ sở
(BGĐT) - Ngày 6-7, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến về “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cơ sở”. Dự hội nghị có 63 điểm cầu ở các tỉnh, TP trên cả nước. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì. 
 
Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Thẩm tra dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và khảo sát y tế cơ sở
(BGĐT) - Ngày 9- 6, tại Bắc Giang, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 9 nghe và thảo luận dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và tìm hiểu về y tế cơ sở nhằm chuẩn bị nội dung cho phiên họp giải trình về y tế cơ sở. 
 
Tăng cường năng lực y tế cơ sở
Chiều 20-12, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị triển khai mô hình thí điểm tăng cường năng lực y tế cơ sở. Theo đó, Bộ đã thống nhất lựa chọn 26 trạm y tế của 26 xã phường tại 8 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Long An, Khánh Hòa và Lâm Đồng để triển khai mô hình điểm tăng cường năng lực y tế cơ sở.
 
Xem xét báo cáo giải trình về y tế cơ sở và một số nội dung khác
(BGĐT) - Ngày 23-10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang  tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 10. Đồng chí Bùi Văn Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì. Cùng dự có các đồng chí: Bùi Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Lại Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Từ Minh Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh và một số cơ quan, ban ngành liên quan. 
 

Kim Hiếu- Minh Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...