Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đổi mới cơ chế hoạt động, tăng năng lực y tế tuyến xã: Kỳ II- Tìm hướng phát triển phù hợp

Cập nhật: 08:37 ngày 27/11/2018
(BGĐT)- Đứng trước nhiều khó khăn, thách thức do nhu cầu và đòi hỏi chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao, ngành y tế Bắc Giang đang từng bước củng cố, tìm hướng phát triển phù hợp cho y tế tuyến xã.

Cơ cấu lại mạng lưới

Hiện nay, hệ thống trạm y tế đang đối mặt với mô hình bệnh tật thay đổi theo hướng gia tăng gánh nặng từ các bệnh không lây nhiễm, tai nạn thương tích, bệnh nhiễm trùng phát triển. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, mang tính toàn cầu, trong khi kiểm soát yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe gặp nhiều khó khăn, khả năng đáp ứng về dịch vụ khám, chữa bệnh tại nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu hạn chế. 

{keywords}

Khám bệnh cho người dân tại Trạm Y tế xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang).

Mặc dù vậy, vẫn phải khẳng định nhờ có mạng lưới y tế xã, hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp. Trạm y tế đóng vai trò rất quan trọng, không thể thiếu trong quản lý các chương trình y tế, khám, theo dõi và quản lý sức khỏe đến từng người dân, hộ gia đình.

Đứng trước yêu cầu đổi mới để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngành y tế cần có giải pháp thích hợp đối với y tế tuyến xã, nhất là tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nhân lực, cơ sở vật chất, đổi mới cơ chế tài chính. Với chủ trương không xóa trạm y tế, vấn đề cốt lõi là ổn định mô hình tổ chức của các trạm cho phù hợp với địa bàn, tình hình thực tế tại mỗi địa phương, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và công tác dự phòng tại tuyến xã.

Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế tuyến xã được thực hiện theo hướng các trạm y tế xã, phường, thị trấn tập trung vào hai lĩnh vực chính là dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trong đó chủ yếu là theo dõi, tư vấn sức khỏe, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bà mẹ, trẻ em; an toàn thực phẩm. Mở rộng phạm vi triển khai quản lý, điều trị ngoại trú một số bệnh không lây nhiễm, nhất là các trường hợp đã được chẩn đoán ở tuyến trên được đưa về trạm để thực hiện theo đúng phác đồ điều trị. Đẩy nhanh tiến độ tin học hóa các hoạt động y tế xã để lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân. Đến nay, huyện Yên Thế đã hoàn thành công tác lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho toàn bộ người dân trên địa bàn. Huyện Yên Dũng cũng đã cơ bản hoàn thành công tác này. Các huyện còn lại và TP Bắc Giang đã có kế hoạch tổ chức thực hiện từ năm 2019; phấn đấu đến hết năm 2020, 100% người dân trên địa bàn tỉnh được lập hồ sơ quản lý sức khỏe. 

Các trạm y tế tích cực triển khai dịch vụ dự phòng, quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm. Về lâu dài, có thể các đơn vị tuyến trên chỉ cung cấp các dịch vụ mà tuyến dưới chưa thực hiện được. Ngành y tế thí điểm xây dựng mô hình trạm y tế tuyến xã hoạt động dưới hình thức dễ tiếp cận với chi phí thấp để thực hiện nhiệm vụ truyền thông giáo dục, dự phòng, nâng cao sức khỏe cộng đồng, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân; theo dõi, quản lý, cấp thuốc điều trị bệnh mạn tính không lây nhiễm, chăm sóc giảm nhẹ ung thư; sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số-kế hoạch hóa gia đình; vệ sinh môi trường, nước sạch; tiêm chủng mở rộng; phát hiện sớm bệnh tật, khám chữa bệnh ban đầu; công tác dược và y học cổ truyền. Phấn đấu hoàn thành mô hình bác sĩ gia đình tại trạm y tế trong giai đoạn 2019-2023.

{keywords}

Vườn thuốc nam tại Trạm Y tế xã Yên Mỹ (Lạng Giang).

Đối với những trạm y tế chưa phát huy được hết công năng cần điều chỉnh theo khối lượng công việc. Cụ thể là bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực đáp ứng toàn diện về công tác y tế dự phòng; tăng năng lực thực hiện các chương trình y tế, khám, chữa bệnh cho các trạm vùng khó khăn, xa trung tâm. Cơ cấu lại hệ thống y tế xã theo hướng một số trạm gần các bệnh viện chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực làm tốt công tác dự phòng, thực hiện các chương trình y tế; bảo đảm các điều kiện để quản lý hồ sơ sức khỏe theo hộ gia đình, quản lý bệnh mãn tính BHYT; đào tạo cán bộ chuyên môn tuyến xã để đáp ứng nhiệm vụ bác sĩ gia đình, y/bác sĩ y học cổ truyền, y/bác sĩ chuyên khoa; có cơ chế phân cấp và phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn để bảo đảm đầu mối quản lý, theo dõi và báo cáo công tác y tế. Những xã có phòng khám đa khoa khu vực sẽ lồng ghép hoạt động của phòng khám và trạm y tế.

Đào tạo nhân lực chuyên sâu

Bác sĩ Nguyễn Thu Hương, Trưởng Phòng Tổ chức (Sở Y tế) cho biết: “Để thu hút bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu về công tác tại trạm, ngành y tế Bắc Giang đang tăng cường nhiều giải pháp như: Phát triển hạ tầng các trạm; đào tạo, chuyển giao dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến, cải thiện môi trường làm việc; cử cán bộ đi đào tạo tập trung, trong đó đẩy mạnh hình thức tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật mới, thực hành tại các bệnh viện tuyến trên; mời cán bộ của bệnh viện trực tiếp “cầm tay chỉ việc” về hỗ trợ công tác chuyên môn cho tuyến dưới”. Cùng đó, Sở Y tế chủ động luân phiên đưa bác sĩ chuyên khoa ở bệnh viện huyện, tỉnh về hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và làm việc định kỳ tại trạm y tế. Bổ sung nhân lực thiếu, điều chuyển cán bộ, nhân viên ở trạm về trung tâm y tế huyện để phát huy chuyên môn; đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về các xã khó khăn theo niên hạn.

Từ các nguồn vốn hỗ trợ của tổ chức JICA, NORRED và ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật và nhân lực cho các trạm y tế, triển khai ứng dụng công nghệ mới vào điều trị. Quan tâm đào tạo nâng cao kỹ năng thực hành chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ y tế xã. Trong đó chuyên sâu đào tạo chương trình bác sĩ gia đình; quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm; củng cố kỹ năng sơ, cấp cứu ban đầu; giám sát bệnh truyền nhiễm, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Các đơn vị quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực y tế sau đào tạo, tránh tiếp tục để xảy ra tình trạng bác sĩ học xong xin chuyển công tác lên tuyến trên hoặc xin nghỉ việc để đầu quân cho đơn vị y tế ngoài công lập và đề xuất chính sách thu hút cán bộ về làm việc lâu dài tại tuyến xã, nhất là vùng khó khăn.

Đổi mới cơ chế tài chính

Thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phân bổ ngân sách sự nghiệp y tế hằng năm theo hướng dành tối thiểu 30% ngân sách y tế cho công tác dự phòng, ưu tiên cho tuyến xã. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa y tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác công - tư, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng, mua sắm thiết bị bảo đảm cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám, điều trị các bệnh thông thường. 

{keywords}

Xác định rõ mục tiêu, trong thời gian tới, Sở Y tế tập trung đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của trạm y tế. Bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị, giữa trạm y tế với trung tâm y tế tuyến trên, góp phần giảm tải cho bệnh viện đầu ngành, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân”.



Ông Trương Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở Y tế.

Sở yêu cầu các trạm triển khai thực hiện tốt Thông tư số 39/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định gói dịch vụ cơ bản cho y tế tuyến xã, bảo đảm đầy đủ 76 dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và 241 danh mục thuốc cung ứng tại trạm y tế xã để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, thu hút người bệnh ở tuyến cơ sở. Điều đáng mừng là theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1-12-2018, người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh tại tuyến xã sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh. Để khuyến khích người dân đến trạm, đối với các bệnh thông thường nhưng người bệnh vẫn vượt tuyến điều trị cần tăng mức đồng chi trả hoặc không thanh toán BHYT. Cùng đó, rà soát, bổ sung danh mục dịch vụ kỹ thuật, thuốc BHYT tại tuyến y tế xã để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người có thẻ BHYT ngay tại địa phương. Huy động nguồn đầu tư cho các trạm từ ngân sách trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; nguồn ngân sách thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; sử dụng hiệu quả vốn vay ODA cho các dự án đầu tư phát triển y tế.

Chủ động nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế
(BGĐT) - Ngày 26-10, Tổ kiểm tra số 7 (do UBND tỉnh Bắc Giang thành lập) về cải cách hành chính (CCHC) nhà nước do đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Nội vụ làm trưởng đoàn đã kiểm tra tại Sở Y tế. 
 
Thủ tướng yêu cầu xử lý việc xâm phạm sức khỏe, tính mạng y, bác sĩ
Thủ tướng yêu cầu cơ quan công an và các ngành chức năng xử lý nghiêm tình trạng hành hung, gây tổn hại sức khỏe và tính mạng của cán bộ, y bác sĩ.
 
Bắc Giang: 86,1 nghìn người được điều trị các bệnh mạn tính tại tuyến y tế cơ sở
(BGĐT) - Đến tháng 7-2018, toàn tỉnh Bắc Giang đang quản lý, điều trị ngoại trú cho 86,1 nghìn bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm. 
 
Đầu tư toàn diện, nâng chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cơ sở
(BGĐT) - Ngày 6-7, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến về “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cơ sở”. Dự hội nghị có 63 điểm cầu ở các tỉnh, TP trên cả nước. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì. 
 
Sẽ xử nghiêm những bác sĩ kê đơn thuốc không đúng
Trước câu hỏi chất vấn về tình trạng kê đơn thuốc sai, đơn thuốc có nhiều thuốc đắt tiền, không cần thiết. “Tư lệnh” ngành Y đã thừa nhận có hiện tượng này và khẳng định sẽ xử nghiêm.
 
Đổi mới cơ chế hoạt động, tăng năng lực y tế tuyến xã: Kỳ I- Nhiều rào cản, khó thu hút bệnh nhân
(BGĐT)- Đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, hầu hết các trạm y tế trong tỉnh Bắc Giang đều được quan tâm đầu tư đạt chuẩn nhằm khám, điều trị ban đầu và dự phòng bệnh tật cho người dân tại cộng đồng. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, trạm y tế vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa thu hút được người bệnh.
 

Kim Hiếu - Minh Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...