Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tinh gọn bộ máy - đòi hỏi từ thực tiễn: Kỳ II- Dân chủ, khách quan, nâng cao hiệu quả hoạt động

Cập nhật: 10:16 ngày 14/12/2018
(BGĐT)- Nhìn từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học có thể khẳng định rõ hiệu quả của việc sáp nhập mang lại song tại một số nơi còn nảy sinh bất cập. Để khắc phục, cấp ủy, chính quyền các cấp tại Bắc Giang tiếp tục kiên trì mục tiêu đổi mới, tiến hành sắp xếp ở những nơi đủ điều kiện trên tinh thần dân chủ, thống nhất, bảo đảm quyền lợi cán bộ.
{keywords}

Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) là một trong những đơn vị  triển khai sắp xếp bộ máy sớm.

Những vấn đề phát sinh

Sau thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, bên cạnh kết quả và thuận lợi vẫn còn không ít vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Điển hình như nhiệm vụ sáp nhập trường học. Một vài trường sau sắp xếp, chất lượng giáo dục đi xuống; cán bộ, giáo viên vất vả hơn do khoảng cách hai cơ sở không gần nhau hoặc có trường hợp nửa trường đã đạt chuẩn, nửa còn lại thì chưa, lúng túng khi địa phương xác định danh hiệu cho trường mới sau sáp nhập trong khi T.Ư chưa có văn bản hướng dẫn. Còn ở Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ), hiện nay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là kiểm định, thử nghiệm đo lường chất lượng đang bị “đóng băng” do sau sáp nhập giấy phép mới chưa được cấp có thẩm quyền cấp lại.

Nhiều ý kiến cho rằng, cơ chế, chính sách của Nhà nước như: Quy định về việc xác định, phê duyệt vị trí việc làm; định mức viên chức, hợp đồng lao động; danh mục dịch vụ sự nghiệp công; hướng dẫn thực hiện tự chủ của các ngành, lĩnh vực... còn chậm triển khai. Điều này khiến các đơn vị sự nghiệp công lập lúng túng khi thực hiện, ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, nhiệt huyết làm việc của cán bộ, người lao động. Ví như Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hoạt động từ ngày 1-1-2017 trên cơ sở tổ chức lại 6 đơn vị y tế tuyến tỉnh bao gồm các Trung tâm: Y tế dự phòng, HIV/AIDS; Sức khỏe sinh sản; Mắt; Truyền thông giáo dục sức khỏe; Sốt rét - Nội tiết. Đội ngũ đông nhưng thiếu cán bộ chuyên môn sâu. Để sắp xếp họ vào các vị trí phù hợp đơn vị lại phải cử đi đào tạo thêm, ảnh hưởng đến triển khai các kỹ thuật, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, khó cạnh tranh với các đơn vị y tế tư nhân.

Cũng qua tìm hiểu ở nhiều địa phương nhận thấy dù có thôn, bản nhỏ nhưng địa hình chia cắt, dân cư sinh sống thưa thớt, đồng bào các dân tộc Kinh, Nùng, Tày, Sán Dìu… sinh sống đan xen; phong tục tập quán, tôn giáo có nhiều khác biệt nên việc ghép thôn không thuận lợi. Một trong những điều kiện để ghép thôn, tổ dân phố là sự đồng thuận của nhân dân nhưng theo lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương thì đây là nội dung khó thực hiện. Theo ông Dương Minh Cường, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Ngọc Châu (Tân Yên) năm 2017, do tuyên truyền không tốt mục tiêu ghép thôn không thực hiện được.

Hướng tới mục tiêu chung

“Tách ra, thêm ghế” thì dễ, nhập vào khó khăn bởi liên quan đến quyền, lợi ích của một số cán bộ là câu chuyện diễn ra phổ biến. Làm thế nào để cắt giảm được những chức danh cán bộ không cần thiết, năng lực yếu kém, bố trí cán bộ phù hợp với vị trí việc làm đòi hỏi người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan, đơn vị, địa phương nghiên cứu kỹ lưỡng mọi phương án với tinh thần quyết tâm, công tâm và minh bạch, bảo đảm quyền lợi cán bộ. Ông Tạ Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa cho rằng, ngoài căn cứ vào hiệu quả làm việc để đánh giá, cần tổ chức thi tuyển công khai, minh bạch; lấy phiếu tín nhiệm, xem xét chất lượng, hiệu quả công việc, chọn được người cán bộ xứng đáng giữ vai trò chủ chốt.

{keywords}

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh quan trắc môi trường lao động tại Siêu thị Co.op Mart (TP Bắc Giang).

Theo ông Nguyễn Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, qua nắm bắt từ cơ sở, Sở đã tham mưu với tỉnh một số hướng giải quyết, để từng bước khắc phục những bất cập. Đối với cán bộ cấp xã do sắp xếp không bố trí được nếu đủ thời gian công tác có thể vận động nghỉ hưu sớm; người đủ 20 năm công tác có thể nghỉ chờ tuổi về hưu và hỗ trợ đóng bảo hiểm; cán bộ trẻ thì thực hiện rà soát tiêu chuẩn, trình độ, nếu không phù hợp thì nghỉ chế độ một lần. Khi triển khai nhất thể hóa chức danh, tinh giản biên chế ở cấp cơ sở không áp đặt cứng nhắc, cơ học mà phải linh hoạt, mềm dẻo dựa vào thực tế tình hình địa phương và năng lực cán bộ. Quan trọng hơn, khi có chủ trương, cấp ủy, chính quyền cần đẩy mạnh tuyên truyền. “Sở Nội vụ sẽ tổng hợp ý kiến đề xuất từ các địa phương, tham mưu với UBND tỉnh có hình thức hỗ trợ, động viên cán bộ nghỉ sau sắp xếp. Có chính sách ưu tiên hơn đối với các đơn vị, trường học, thôn sau sáp nhập, nhất là hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng” - ông Nam nhấn mạnh.

Bàn về chủ trương tinh gọn bộ máy, tại nhiều hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh tỏ rõ quan điểm Bắc Giang kiên trì mục tiêu đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước. Tỉnh sẽ bám sát hướng dẫn của T.Ư và điều kiện thực tiễn từng cơ quan, đơn vị, địa phương, không triển khai vì phong trào, thành tích; cương quyết không để tồn tại tình trạng phòng ban cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả; đội ngũ cán bộ đông nhưng không phát huy hết năng lực, trách nhiệm.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan chuyên môn cần tiếp tục rà soát, cơ cấu lại hoặc giải thể khi hoạt động không hiệu quả. Chuyển các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực có khả năng xã hội hóa cao sang thực hiện cơ chế tự chủ hoặc công ty cổ phần. Sắp xếp, cơ cấu lại chức danh kế toán, y tế học đường tại các trường mầm non. Hiện nay, một số địa phương như: Lạng Giang, Lục Nam, Hiệp Hòa... đã thực hiện kiêm nhiệm chức danh đối với cán bộ thôn, xã. Từ tháng 1-2019, Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh có hiệu lực. Theo đó, cấp xã không bố trí quá 17 chức danh, cấp thôn không quá 6 chức danh. Qua đó giảm số lượng cán bộ không chuyên trách tuổi cao, năng lực hạn chế.

Khi tiến hành sáp nhập các xã cần có phương án tận dụng trụ sở cũ, không xây mới để tránh lãng phí nguồn lực; ngành chức năng rà soát kỹ lưỡng, xây dựng phương án bố trí việc làm phù hợp, tinh gọn, hoạt động hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lặp và không bỏ sót; bảo đảm một phòng thực hiện nhiều nhiệm vụ và một nhiệm vụ không giao cho nhiều phòng. Đáng chú ý, sắp xếp, kiện toàn gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị.

Sắp xếp cần dân chủ, đồng bộ, thống nhất, tránh thực hiện cơ học nhằm giảm bớt nhân lực dư thừa để mỗi người trong hệ thống chính trị làm việc hết mình, đem lại hiệu quả, bảo đảm sự phát triển chung của xã hội.

Cải cách hành chính ở Lạng Giang: Tạo sự hài lòng cho công dân, doanh nghiệp
(BGĐT) - Đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức là những cách làm hiệu quả mà huyện Lạng Giang (Bắc Giang) triển khai nhằm cải cách hành chính. 
 
Chủ động nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế
(BGĐT) - Ngày 26-10, Tổ kiểm tra số 7 (do UBND tỉnh Bắc Giang thành lập) về cải cách hành chính (CCHC) nhà nước do đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Nội vụ làm trưởng đoàn đã kiểm tra tại Sở Y tế. 
 
Tinh gọn bộ máy - đòi hỏi từ thực tiễn: Kỳ I - Rõ chủ trương, thực hiện đồng bộ
(BGĐT)- Bám sát chủ trương của T.Ư, từ năm 2015, Bắc Giang đã ban hành các chương trình, nghị quyết nhằm từng bước tinh gọn bộ máy. Có thể thấy, sau sắp xếp, bộ máy hành chính của tỉnh đã bớt cồng kềnh, hiệu quả hoạt động được nâng lên. 
 
Lực lượng quản lý thị trường: Chậm kiện toàn bộ máy, giảm hiệu quả hoạt động
(BGĐT)- Theo quy luật, dịp cuối năm lượng hàng hóa lưu chuyển trên thị trường thường tăng đột biến. Lợi dụng tình hình này, nhiều đối tượng trà trộn hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng hoặc thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động của lực lượng quản lý thị trường đang gặp khó do có nhiều xáo trộn, chậm kiện toàn bộ máy.
 
Việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế còn chậm
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV ngày 30-10, đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) đã nêu nhiều câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân về việc tinh gọn bộ máy nhà nước.
 

Nhóm PVVX

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...