Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Văn hóa
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Giáo sư Hoàng Chương: Không bỏ đốt vàng mã nhưng chỉ nên đốt tượng trưng

Cập nhật: 08:21 ngày 01/03/2018
Đó là chia sẻ của Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam về sự việc giữ hay không tục lệ đốt vàng mã đang gây tranh cãi. 
{keywords}

Giáo sư Hoàng Chương cho rằng, không nên bỏ hẳn tục đốt vàng mã.

Đề nghị về việc bỏ đốt vàng mã tại nơi thờ tự của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam mới đây đã làm dấy lên nhiều ý kiến khác nhau, bên cạnh những ý kiến ủng hộ, nhiều người cho rằng đốt vàng mã là văn hóa truyền thống không nên bỏ. 

Trước những ý kiến này, Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam cho rằng, không nên bỏ đốt vàng mã, tuy nhiên chỉ đốt theo tính chất tượng trưng, ước lệ.  

"Khi ta đốt một nén hương là gửi gắm tâm hồn, tâm linh về cõi thiêng liêng, ông bà chứ không phải trò chơi, chúng ta phải nhận thức như vậy. Tuy nhiên, tất cả những gì thuộc về văn hóa tâm linh đều mang tính cách điệu, ước lệ và tượng trưng. Đốt vàng mã, chúng ta cũng phải thực hiện theo văn hóa Việt Nam, theo tính tượng trưng, ước lệ. Bỏ hẳn đốt vàng mã là không nên vì đó là văn hóa tâm linh nhưng nếu lạm dụng lại làm mất đi ý nghĩa. Cái gì cũng nên mang ý nghĩa tượng trưng chứ không phải như tả thực là đốt cả ô tô, nhà cửa,... sau đó cầu nguyện những người đã khuất phù hộ lại cho mình để có những thứ như vậy thì đó là quan niệm sai lầm". 

Đồng thời, Giáo sư Hoàng Chương cũng chia sẻ những nghiên cứu của ông về văn hóa tâm linh các nước châu Á. Ông khẳng định, ở các nước châu Á như Nhật Bản, Lào, Campuchia..., việc đốt nhang hay vàng mã rất giản lược chứ không quá nặng nề như Việt Nam. Ông cho rằng, sở dĩ có hiện tượng như vậy là do người Việt chưa nhận thức đúng đắn về văn hóa tâm linh, làm vì lợi ích cá nhân chứ không phải vì văn hóa.

"Tôi đã đi hết các nước đốt nhang, ngay cả Trung Quốc người ta cũng đốt rất ít. Sang Lào là nước đạo Phật cũng như vậy, không có chuyện hương khói mù mịt, không có vàng mã đốt lên mà gây ô nhiễm môi trường hay hỏa hoạn như ở Việt Nam. Campuchia, Malaysia, Singapore cũng thế" - Giáo sư chia sẻ. 

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, việc Giáo hội Phật giáo đưa ra đề nghị bỏ đốt vàng mã trong chùa là chưa hợp lý, bởi trong Phật giáo không hề có tục đốt vàng mã, việc bỏ hay không tục lệ này phải phụ thuộc vào các cơ quan Nhà nước. 

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...