Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 32 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trao Giải thưởng ‘Báo chí về trẻ em’

Cập nhật: 07:13 ngày 07/04/2018
Ngày 6-4, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children) tổ chức lễ trao giải thưởng “Báo chí về trẻ em”.
{keywords}

Đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam trao giải cho các tác giả có tác phẩm đạt giải Nhất. Ảnh: VGP/Nhật Thy

Đây là lần đầu tiên Giải thưởng “Báo chí về trẻ em” được tổ chức, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động báo chí về bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Trẻ em và Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.

Phát biểu tại Lễ Trao giải, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Giải thưởng “Báo chí về trẻ em” dành cho tất cả phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên là công dân Việt Nam có tác phẩm đăng, phát trên các cơ quan báo chí, gồm báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình của Việt Nam. Các tác phẩm có nội dung phản ánh thực trạng trẻ em, việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay, phát hiện những vấn đề bức xúc của trẻ em, phê phán những hành vi vi phạm về quyền trẻ em, việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em, giới thiệu những điển hình, mô hình tốt, kinh nghiệm hay về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cũng như những mong muốn, nguyện vọng của trẻ em.

Giải thưởng được phát động từ tháng 6-2017 đến tháng 3-2018 trên quy mô toàn quốc, đã thu hút sự tham gia của hơn 100 tác giả và nhóm tác giả đến từ nhiều cơ quan báo chí trung ương và địa phương ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam với hơn 250 tác phẩm thuộc cả 4 loại hình báo chí.

Kết quả, 36 tác phẩm xuất sắc thuộc 4 loại hình báo chí được trao giải, gồm có 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 8 giải Ba và 16 giải Khuyến khích.

Ông Đỗ Đức Ngọ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam khẳng định, những tác phẩm báo chí viết về trẻ em có sự ảnh hưởng mạnh mẽ và lan tỏa rộng rãi đến cộng đồng. Nhiều vấn đề bức xúc của trẻ em đã được giải quyết với sự lên tiếng của người dân, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để không chỉ can thiệp hỗ trợ trẻ em theo từng vụ việc mà còn có tác động lâu dài, bền vững với các chính sách được điều chỉnh, ban hành mới.

Theo Báo Chính phủ

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...