Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thời buổi online, đi chùa cũng có thể đi trên... mạng!

Cập nhật: 17:08 ngày 04/07/2018
Thời buổi internet là bạn của mọi nhà, tất cả các dịch vụ mua bán đều dần chuyển thành online. Và giờ, một tín ngưỡng tâm linh bao đời của người Việt là đi chùa, cũng đã có… đi chùa online!?
{keywords}

Giao diện trang chủ của Chuaonline.

Những ngày gần đây, nhiều bạn trẻ chia sẻ trên mạng xã hội một đường link dẫn đến trang web có tên miền Chuaonline đáp ứng các nhu cầu giống như việc bạn đi chùa thực tế.

Theo như dòng giới thiệu ngắn gọn thì chùa online được thành lập bởi trang Tuvien - một website điện tử của cộng đồng những người theo Phật giáo và không có cơ quan chủ quản.

Chùa online ra đời với hình thức một ngôi chùa điện tử giúp người bận rộn có thời gian hướng tới chùa, học Phật, nghe pháp trên mạng.

Khi truy cập vào trang web này, bạn sẽ bất ngờ khi nó có gần như đầy đủ các hình thức tâm linh cơ bản của một ngôi chùa bình thường, chỉ có điều tất cả đều là "ảo".

{keywords}

Một nén nhang đang "cháy" sẽ hiện ra khi bạn nhấp vào mục "thắp hương".

Thậm chí tại chùa online, người dùng còn có thể đăng kí các loại hình như hộ niệm cầu an, cầu siêu hay lễ, giỗ tổ tiên thông qua việc điền thông tin vào các biểu mẫu online có sẵn.

Sau khi điền thông tin, tất cả sẽ lưu về một danh sách theo từng mục. Tuy nhiên việc cúng bái sẽ diễn ra như thế nào thì chùa online không hề nói rõ.

{keywords}

Những biểu mẫu để đăng kí cúng bái tại Chùa online.

Bà Thanh Ngân (quận Bình Thạnh, TP.HCM) - một Phật tử lâu năm tỏ ra bất ngờ khi được phóng viên đề cập đến khái niệm chùa online:

"Tôi không thích kiểu này. Đi chùa ngoài đời thật còn chưa hẳn là tốt huống gì đi chùa trên mạng, chỉ nặng về hình thức thôi.

Phật giáo là để khơi nguồn tỉnh thức, mở mang trí tuệ để tìm hiểu đúng bản chất mọi sự thật, để học hỏi và thực hành cách ứng xử với phiền não, thoát khổ chứ không phải là để cầu xin, tín ngưỡng.

Sa đà vào các hoạt động này sẽ gây ảo giác và ảo tưởng, lạc lối, không có lợi ích thật sự. Ngày nay, Phật giáo bị hiểu sai, bị vu hàm bao điều không hề mang tính chất Phật giáo là vì từ những điều nhỏ nhặt như thế".

{keywords}

Chùa thật có gì thì chùa online có đó, đừng đùa!

Bạn Lê Đức (sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) cũng tỏ ra hốt hoảng khi nghe đến loại hình chùa online có tồn tại:

"Đúng là không tin nổi. Thời buổi internet phủ sóng mọi thứ cũng đều thay đổi. Tuy nhiên cá nhân mình không tán thành sự thay đổi này. Đi chùa không đơn thuần là một hình thức tâm linh, mà đó còn là nét đẹp văn hóa bao đời nay của người Việt.

Không lẽ, nếu Chùa Hương có website riêng, người ta cũng sẽ đi lễ online và bằng những cú click chuột, kính thực tế ảo sao? Trong quan niệm của Phật giáo thì học Phật cần nương thầy và bạn nên việc tới chùa thật để lễ Phật, nghe pháp, tụng kinh cần thiết hơn".

Chia sẻ về quan điểm về loại hình chùa online, thượng tọa Thích Nhật Từ - trưởng ban văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM cho biết:

"Tôi tán dương việc xuất hiện trang chùa online này, nó giúp cho những người không có thời gian đi chùa có thể gián tiếp trải nghiệm sinh hoạt tâm linh trên internet.

Những vị tăng ni trẻ cũng nên cập nhật những phương thức hiện truyền thông hiện đại để mở thêm những cánh cửa khai sáng Phật pháp, thay vì dành quá nhiều thời gian cho việc xem các tin tức, chương trình game show giải trí".

{keywords}

Thượng tọa Thích Nhật Từ.

Khi được hỏi về vấn đề liệu việc tham gia chùa online có đang làm "ảo hoá" các giá trị tín ngưỡng của đạo Phật, thượng tọa Thích Nhật Từ chia sẻ:

"Mục đích ban đầu của chùa online đó là giúp cho những người nhà ở quá xa chùa, không có điều kiện đến trực tiếp, hoặc đôi khi đi làm về thì các chương trình sinh hoạt của chùa đã kết thúc… thay vì thời gian về nhà giải trí với những game show thì họ có thể dành thời gian nghe Phật pháp trên chùa online, đó là một sự thay thế tích cực.

Và tôi chỉ khuyến khích Phật tử đến chùa online trong những trường hợp như trên. Còn thực tế thì các bạn vẫn cần đến chùa để tương tác với tăng ni thật, sinh hoạt thật, nghe giảng trực tiếp thật… vì những điều này có tác dụng tâm lý rất cao.

Không gian chùa thật và không gian chùa online đều có những giá trị hỗ trợ cho nhau. Không nên tuyệt đối hóa phải đi đến chùa thật mới được còn chùa online thì không được, và ngược lại. Nếu có điều kiện hoàn cảnh tốt thì nên đi chùa thật, không gian thật, tương tác thật. Còn nếu điều kiện không cho phép thì trong thời gian nhất định, có thể đến với chùa online".

Theo Tiến Vũ/Tuổi Trẻ

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...