Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giới thiệu hơn 130 cổ vật quý mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa Việt Nam

Cập nhật: 16:23 ngày 28/11/2018
Sáng 28-11, Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Cổ vật thành phố khai mạc trưng bày chuyên đề “Nét cũ dấu xưa”.

Khách tham quan được tìm hiểu và chiêm ngưỡng hơn 130 cổ vật quý mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa Việt Nam và thể hiện sự giao lưu văn hóa trong khu vực.

Theo Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh, các hiện vật được chọn lọc từ những bộ sưu tập của 27 nhà sưu tập cổ vật. Bên cạnh đó còn có một số hiện vật cổ do Bảo tàng sưu tầm từ nhiều năm qua.

{keywords}

Khách tham quan gian trưng bày cổ vật chuyên đề “Nét cũ dấu xưa”.

Các hiện vật được chia thành nhiều chủ đề gồm sưu tập vũ khí với các hiện vật được chế tác bằng kim loại như mũi giáo, dao găm…; sưu tập ấn chương (con dấu), giới thiệu cơ cấu tổ chức hành chính Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử phong kiến; sưu tập đồ đồng tráng men (pháp lam) với các sản phẩm chủ yếu dùng trong trang trí nội thất, ngoại thất các cung điện triều Nguyễn; sưu tập gốm Lái Thiêu qua các sản phẩm dân dụng, gần gũi với đời sống của người dân Nam Bộ…

Đặc biệt, trưng bày chuyên đề giới thiệu bộ sưu tập gốm Cây Mai, được đặt trang trọng ở khu trung tâm với các sản phẩm gốm thờ cúng và gốm trang trí có giá trị “vang bóng một thời”.

Ngoài ra, còn có một số hiện vật dùng trong sinh hoạt, thú vui thưởng ngoạn uống trà, rượu, ăn trầu và sinh hoạt thường nhật của người Việt xưa. Đây là những nét đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, tạo ra sự đặc sắc của văn hóa phương Đông nói chung và của Việt Nam nói riêng.

{keywords}

Khách tham quan gian trưng bày cổ vật chuyên đề “Nét cũ dấu xưa”.

Theo ông Nguyễn Văn Quỳnh, Chủ tịch Hội Cổ vật TP Hồ Chí Minh, việc giới thiệu các cổ vật này đến công chúng thể hiện tâm huyết của những thành viên Hội Cổ vật TP Hồ Chí Minh trong công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của tiền nhân. Đồng thời, thể hiện cái tình tri ân, bày tỏ mong muốn được tìm hiểu, khám phá thêm về lịch sử trong quá trình sưu tầm các hiện vật.

Dịp này, Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh giới thiệu đến khách tham quan 3 phòng chỉnh lý trưng bày trong lộ trình hiện đại hóa hệ thống trưng bày về lịch sử Việt Nam với các chủ đề “Thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên, thời Ngô-Đinh-Tiền Lê (938-1009) và Đại Việt thời Lý (1009-1225).

Các phòng trưng bày được nâng cấp bằng việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật như áp dụng kỹ thuật thiết kế đồ họa, catalogue, trang bị màn hình lớn… nhằm tăng sức hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế khi đến tham quan.

Trưng bày chuyên đề “Nét cũ dấu xưa” diễn ra đến ngày 31-3-2019 tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh.

Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I diễn ra từ ngày 28 đến 30-12
Ngày 27-11, tại thị xã Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức họp báo thông tin các hoạt động trong chương trình Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I năm 2018 tại Đắk Nông và Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Nông.
 
Dấu ấn Nguyễn Công Trứ trong dòng chảy văn học, văn hóa Việt Nam thế kỷ XIX
Ngày 24-11, tại Hà Tĩnh, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học 'Nguyễn Công Trứ với lịch sử, văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX'. Đây là hoạt động Kỷ niệm 240 năm ngày sinh và 160 năm ngày mất Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (1778-1858).
 
Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: Rộn ràng khắp buôn, làng
Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai từ ngày 30-11 đến 2-12-2018. Đây là dịp du khách thập phương được chiêm ngưỡng những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên qua nhiều hoạt động, nghi lễ độc đáo được phục dựng một cách tỉ mỉ, sinh động. Thời điểm này, khắp các buôn, làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai rộn rã tiếng cồng, chiêng, tấp nập công tác chuẩn bị cho một Festival đầy ấn tượng của cộng đồng.
 

Theo VietNamPlus

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...