Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tình trạng lấy danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu chưa được ngăn chặn

Cập nhật: 08:59 ngày 29/12/2018
Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ rõ, vẫn còn có một số phóng viên, cộng tác viên lợi dụng danh nghĩa của nhà báo, cơ quan báo chí để sách nhiễu, doạ dẫm, tống tiền cơ quan, tổ chức doanh nghiệp.

Chiều 28-12, tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, ông Lê Mạnh Hùng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã trình bày Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2018 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2019.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá, các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước.

Kịp thời thông tin, tuyên truyền một cách trung thực, toàn diện về đời sống kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế.

{keywords}

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị chiều 28-12.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về chính trị, tư tưởng,... nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao báo chí trong năm qua đã kịp thời chuyển tải các hoạt động của Quốc hội đến cử tri; các sự kiện trọng đại, các ngày lễ lớn của đất nước; các hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá, giới thiệu con người Việt Nam ra thế giới và đặc biệt là thông tin về vị trí, vai trò, tiềm năng và thế mạnh của biển, đảo nước nhà.

Bên cạnh những ưu điểm và những thành tựu đạt được, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cũng chỉ rõ nhiều mặt hạn chế, khuyết điểm của báo chí trong năm 2018.

Năm 2018, báo chí vẫn còn tình trạng thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, chưa phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân được đăng tải trên một số tờ báo, tạp chí, gây tác động xấu đến dư luận, xã hội; gây ảnh hưởng tới lợi ích chính đáng của tổ chức, của người dân.

Việc thông tin về mặt trái của xã hội, phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam hay việc giật tít mang tính giật gân, câu khách vẫn chưa được khắc phục triệt để.

"Một số văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí tại địa phương và đội ngũ cộng tác viên hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ; tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí để doạ dẫm, sách nhiễu, thậm chí tống tiền cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để trục lợi vẫn chưa được ngăn chặn triệt để; vi phạm đạo đức nghề báo vẫn xảy ra", Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ rõ.

Ngoài ra, những hạn chế như vi phạm về sở hữu trí tuệ, thông tin chưa theo kịp tình hình diễn biến thực tế; một số lỗi vi phạm về quảng cáo các sản phẩm hay việc các cơ quan báo chí "lấn sân" sang các lĩnh vực không thuộc phạm vi, thẩm quyền, tôn chỉ, mục đích vẫn còn.

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng, là do một số cơ quan chủ quản chưa làm hết vai trò; công tác tổ chức quản lý, tổ chức và cung cấp thông tin một số cơ quan còn thiếu chủ động; trang thiết bị, công nghệ của một số cơ quan báo chí, nhất là ở địa phương còn lạc hậu...

Ngoài ra, ý thức chấp hành kỷ luật về thông tin của một số cơ quan báo chí còn không nghiêm; thiếu trách nhiệm trong thẩm định, kiểm chứng nguồn tin; một số cơ quan báo chí quản lý văn phòng đại diện và phóng viên thường trú còn lỏng lẻo...cũng là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.

Khai trừ, thu hồi thẻ hội viên của phóng viên tống tiền doanh nghiệp 70.000 USD
Hội Nhà báo Việt Nam đã có quyết định khai trừ, thu hồi thẻ hội viên của bà Đào Thị Thanh Bình, phóng viên Báo Thương hiệu và Công luận.
 
Từ câu chuyện tống tiền doanh nghiệp 70.000 USD: Phải xử lý cả phóng viên và cơ quan báo chí chủ quản
Thời gian gần đây, khá nhiều vụ việc lợi dụng danh nghĩa nhà báo sách nhiễu, tống tiền doanh nghiệp, nhận hối lộ đã bị phát hiện, đưa ra ánh sáng. Những đối tượng vi phạm bị bắt, khởi tố, thậm chí lãnh án tù - cái giá họ phải trả cho hành vi vi phạm pháp luật. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho những người làm báo đang có biểu hiện “tha hóa, biến chất”.
 
Khởi tố vụ án nữ phóng viên cưỡng đoạt 70.000 USD của doanh nghiệp nước ngoài
(BGĐT) - Ngày 21-12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang (Bắc Giang) quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đào Thị Thanh Bình (SN 1978, phóng viên Báo Thương hiệu và Công luận), trú tại đường Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (TP Hà Nội ) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
 
Theo Lao động
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...