Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khai mạc Lễ hội đường sách TP Hồ Chí Minh Tết Kỷ Hợi 2019

Cập nhật: 21:02 ngày 02/02/2019
Chiều 2-2 (ngày 28 tháng Chạp), Lễ hội đường sách TP Hồ Chí Minh Tết Kỷ Hợi 2019 với chủ đề “Muôn màu của sách” đã chính thức khai mạc.

Đến dự Lễ khai mạc có ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND thành phố, đại diện các Sở, ban, ngành và đông đảo người dân và du khách tham quan.

{keywords}

Người dân TP Hồ Chí Minh tham quan đường sách Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.

Trong 7 ngày diễn ra Lễ hội (từ ngày 2 đến 8-2), gần 60 nghìn đầu sách đến từ các đơn vị phát hành sách trên địa bàn với nhiều thể loại phong phú sẽ được phục vụ bạn đọc trong suốt thời gian du xuân, vui Tết cổ truyền dân tộc.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Dương Anh Đức, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cho biết, đây là lần thứ 9 liên tiếp thành phố tổ chức Lễ hội đường sách Tết nhằm mang đến cho người dân và du khách thêm những điểm tham quan, vui chơi văn hóa có ý nghĩa trong dịp đầu năm mới. Sự xuất hiện của Lễ hội đường sách góp phần tô điểm cho không gian của thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Với chủ đề “Muôn màu của sách”, Lễ hội đường sách Tết giới thiệu bức tranh thành phố năng động, sáng tạo, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của sách và không gian văn hóa đọc dành cho tất cả mọi người. Ông Dương Anh Đức hy vọng Lễ hội tiếp tục là tín hiệu vui cho năm mới, tiếp nối những thành công của TP Hồ Chí Minh.

Theo đó, Lễ hội đường sách diễn ra trên 3 trục đường chính: Mạc Thị Bưởi (đoạn từ Đồng Khởi đến Nguyễn Huệ) – Nguyễn Huệ (đoạn từ Mạc Thị Bưởi đến Ngô Đức Kế) – Ngô Đức Kế (đoạn từ Đồng Khởi đến Nguyễn Huệ). Trên tuyến đường Mạc Thị Bưởi thể hiện chủ đề “Sách và thế hệ trẻ”, là khu sách tổng hợp với nhiều thể loại nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc tìm hiểu về các lĩnh vực giáo dục, khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa... Tại đây cũng bố trí khu cafe sách để bạn đọc dừng chân nghỉ ngơi và thư giãn đọc sách.

Điểm nhấn của đường sách năm nay là trên tuyến đường Nguyễn Huệ, chuyển tải chủ đề “Vững bước vươn xa”. Tại đây giới thiệu nhiều khu trưng bày hình ảnh, sách hay, ý nghĩa đến bạn đọc như: Triển lãm các sách và hình ảnh panorama về kỷ niệm 320 năm thành lập Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định – TP Hồ Chí Minh; giới thiệu bộ sách và hình ảnh về “Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam”; triển lãm Báo Xuân năm 2019; triển lãm sách và hình ảnh những thành tựu về công tác đối ngoại của thành phố; những hình ảnh, viết về các chiến sĩ, ngư dân bám biển bảo vệ vững chắc chủ quyền trên Biển Đông…

Trang trí sinh động, bắt mắt hơn, xuyên suốt tuyến đường Ngô Đức Kế thể hiện chủ đề “Thiếu nhi và thành phố tương lai”, tập trung trưng bày, giới thiệu sách dành cho thiếu nhi và tổ chức không gian vui chơi với các hoạt động, trò chơi dân gian gắn liền với phong tục lễ hội Tết cổ truyền. Ngoài ra, trong các ngày diễn ra Lễ hội, Ban tổ chức còn giới thiệu các hoạt động giao lưu, ra mắt sách đến với bạn đọc.

Qua các lần tổ chức, Lễ hội đường sách Tết là một trong những điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo lượt người dân và du khách tham quan mỗi độ xuân về, góp phần khuyến khích, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Khuyến “gốm”, Khuyến “chè”: Thắm đượm tình đất, tình người
(BGĐT)- Đầu và cuối quốc lộ 17 từ Yên Dũng đi Yên Thế (Bắc Giang) có hai người đàn ông nổi danh tên Khuyến, đều ở độ tuổi tứ tuần. Lưu Xuân Khuyến, nghệ nhân quốc gia gốm, biệt danh Khuyến “gốm”, còn Thân Nhân Khuyến, Chủ tịch xã Xuân Lương, chủ cơ sở chè bản Ven nên có biệt danh Khuyến “chè”. Niềm đam mê của hai ông Khuyến là thổi “hồn làng” vào sản vật quê mình.
 
6 cây cổ thụ trăm tuổi vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) cho biết, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam thuộc Hội vừa công nhận thêm 6 cây cổ thụ của TP Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam, đưa tổng số Cây Di sản trong cả nước lên 3.526 cây.
 
Mạch nguồn Đồi Cháy
(BGĐT) - Vào buổi sáng mùa đông hanh hảnh nắng vàng, hanh hao gió bấc ấy, trên chuyến xe cùng các đồng nghiệp báo Bắc Giang về thăm ấp Cầu Đen, tôi cứ vẩn vơ mường tượng tới hành trình của những văn nghệ sĩ kháng chiến về vùng đồi đã đi vào lịch sử văn hóa, nghệ thuật cách mạng Việt Nam này.
 

Theo TT&VH

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...