Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tháng Năm về thăm quê Người

Cập nhật: 19:55 ngày 22/05/2019
(BGĐT)-Làng Sen - cái tên bình dị, nôm na ấy có tự bao giờ mà mỗi khi cất lên ta thấy thật gần gũi, thân thương và thanh quý. Nén chặt trong tim nỗi xúc động đến nghẹn ngào và tình yêu thật sâu nặng: Làng Sen – quê nội Bác Hồ - một “địa chỉ đỏ”, một ngày tháng Năm, từ thành phố có dòng sông Thương chở đầy thương nhớ, Đoàn cán bộ chúng tôi có dịp đến với làng Sen cùng thành tâm thực hiện nghi lễ dâng hương và báo công với Bác kính yêu!

Khác xa với cái nắng giòn tan của xứ Bắc, mới vào hạ mà dải đất miền Trung đã nắng như đổ lửa, gió khô rang bỏng rát cả thịt da. Có phải do tiết trời khắc nghiệt nên lúa ở đây chín rất sớm? 

Thấp thoáng giữa biển vàng cháy nắng là bóng dáng của người dân xứ Nghệ tảo tần. Cũng không giống với sự náo nhiệt, sầm uất của những phố thị hiện đại, đã qua hơn nửa ngày đường, chúng tôi bắt đầu lọt vào một không gian mang tên quê Bác khi chợt nhận ra mùi hương thơm ngát của hoa sen. Tôi được biết: Từ xa xưa, làng Sen vốn là “đất văn vật, chốn thi thư”.

Mảnh đất này được gắn với những địa danh toàn sen. Nào là Đồng Sen Cao, Đồng Sen Sâu; nào là Giếng Sen, Đầm Sen; nào là Vực Sen, Chợ Sen…..Chính sen góp phần tạo nên cảnh trí thiên nhiên đặc sắc nên dân làng tự hào gọi tên  làng Sen chăng?

{keywords}

Lối vào nhà Bác, hai bên được trồng râm bụt.

Ở làng Sen có rất nhiều di tích lịch sử như: Giếng Cốc, Núi Chung… Làng Sen cũng nổi tiếng bởi truyền thống hiếu học với nhiều tấm gương khoa bảng chính trực, thanh liêm. Trong đó, khâm phục và kính nể nhất là thân phụ của Bác – cụ Nguyễn Sinh Sắc: Đậu phó bảng (khoa thi Hội, Tân Sửu,1901) dân làng nô nức nổi trống, giương cờ làm lễ “Vinh quy bái tổ” vậy mà cụ nhất định không chịu và sẵn lòng đi bộ với bà con về làng.

Cùng tiếng ru à ơi bên cánh võng của mẹ hiền trong dòng dân ca quê hương, cách hành xử đẹp của cụ phó bảng đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của cậu bé Nguyễn Sinh Cung sau này. Nếu Nghệ An được xem là vùng đất “địa linh nhân kiệt”thì làng Sen chính là không gian thiêng của xứ Nghệ - cái nôi của cách mạng, nơi sản sinh các bậc hiền tài, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

{keywords}

Hoa sen nở rộ tại làng Sen mỗi độ tháng Năm về.

Sau nghi lễ “Dâng hương - báo công”diễn ra thành kính, trang trọng tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thả bộ theo con đường tre trúc và những ao sen nối dài giữa nắng lửa miền Trung, đoàn chúng tôi dừng chân trước một mái nhà rạ năm gian thật đơn sơ – nơi Bác đã sống những ngày thơ ấu, khi tạm biệt làng Hoàng Trù – quê ngoại đầy ân nghĩa. 

Cảnh vật dường như vẫn vẹn nguyên mà bóng người xưa đã khuất! Hơn một thế kỷ trôi qua nhưng những kỷ vật năm xưa vẫn còn đó: Một tấm phản gỗ, một chiếc chõng tre, một cái chum sành...Ấy là những vật chứng ghi dấu biết bao kỷ niệm vui buồn về thời niên thiếu của Bác cùng một “gia đình khoa bảng” ở làng Sen này. 

Trở lại làng Sen, tôi nhận ra xung quanh nhà Bác xuất hiện thêm một số mái rạ của hàng xóm láng giềng ngày xưa ấy. Sự phục dựng đó như càng tôn thêm vẻ đầm ấm của không gian văn hóa làng quê Kim Liên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX gắn với tuổi thơ và gia đình của Người. 
Ao sen, đầm sen, lũy tre làng, hàng râm bụt hay mái nhà rạ… là những hình ảnh rất đỗi thân quen , in sâu vào tâm thức của người Việt. Nhưng tại sao khi đứng trước quê Bác, lòng ai cũng dâng trào một cảm xúc khác lạ. Có phải vì Bác kính yêu của chúng ta đã lớn lên và ra đi từ làng“Kim Liên có cảnh sen vàng”? Hình như có một mạch ngầm thanh khiết, gắn kết bền chặt, thủy chung giữa hoa sen với Bác và giữa Bác với hoa sen. Để rồi, nhắc đến Bác, đến hai chữ Việt Nam là trong ta lại muốn ngân nga câu hát: 
Tháp Mười đẹp nhất hoa sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

(Ca dao)
Quả thật, hoa sen – loài hoa dân dã, dáng trực vút lên từ bùn lầy mà thanh sạch, thơm tho và cứ lung linh, kiêu hãnh trên gương nước đã trở thành biểu tượng của sự “khai sáng và hoàn mĩ”, biểu tượng cho vẻ đẹp tinh hoa của tâm hồn, khí phách Việt Nam - một dân tộc “Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững; Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”. 
Ai chưa về làng Sen thì “những là rày ước mai ao” một lần được đến; ai đã đến làng Sen rồi thì đều chờ mong ngày trở lại. Vì làng Sen nói riêng và khu di tích Kim Liên nói chung đã trở thành “Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt”. Không gian ấy, là điểm đến của hàng triệu người dân ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Đặc biệt, những ngày tháng Năm lịch sử này chính là dịp nhắc nhở chung cho cả dân tộc cùng hướng trái tim mình về quê Bác – làng Sen!

Bác đang nói điều gì với chúng ta hôm nay?
(BGĐT)- Năm nay, chúng ta kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và  cũng là tròn 50 năm Bác về với “Thế giới  người hiền”. Bao nhiêu năm ấy đã có biết bao công trình nghiên cứu, biết bao tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật viết về tấm gương đạo đức của Người. 
 
Phát động “Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”
Chiều 19-5, tại Vườn hoa Lý Tự Trọng (Hà Nội), Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức Lễ phát động “Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng” năm 2019 và cuộc thi “Đi bộ vì sức khỏe – Walk for your health”.
 
Phong cách Bác Hồ - phong cách nêu gương
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, hết sức quan tâm coi trọng việc nêu gương của cán bộ, đảng viên.
 
50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Khai mạc trưng bày “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”
Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người” đã diễn ra sáng 17-5 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
 
Khắc ghi lời Bác, thi đua quyết thắng
(BGĐT) - Trong khí thế thi đua “Luyện quân, lập công, quyết thắng”, toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, nêu gương trên thao trường, hoàn thành chương trình huấn luyện với chất lượng cao nhất.
 
Nguyễn Thị Thư (Giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Thái Thuận Bắc Giang)
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...