Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tâm sự của người viết báo không chuyên

Cập nhật: 10:34 ngày 21/06/2019
(BGĐT) - Ngay từ khi còn là học sinh, tôi đã yêu thích môn Văn - Sử, bởi học những môn này được mở rộng tầm nhìn về quá khứ, tương lai, cho tôi thêm yêu cuộc sống và quê hương đất nước.

Do tích cực tham gia hoạt động thông tin tuyên truyền ở địa phương nên cuối năm 1967, tôi được đặc cách tuyển lên công tác tại Đài Truyền thanh huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

{keywords}

Phóng viên tác nghiệp tại vùng vải sớm Phúc Hòa (Tân Yên).

Chỉ từ niềm đam mê công việc vừa học, vừa làm và tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày nên sau vài tháng tôi được giao chuyên trách viết tin bài và biên tập chương trình phát thanh địa phương trên sóng Đài Truyền thanh huyện Yên Thế một tuần 3 buổi, mỗi buổi 30 phút. Do hoàn cảnh gia đình, cuối năm 1978 tôi phải xin chuyển công tác về làm văn thư, kế toán tại Trường cấp 1-2 thị trấn Bố Hạ để có điều kiện chăm sóc mẹ già.

Thời bao cấp muôn vàn khó khăn nhưng mỗi khi nghe các cô giáo giảng bài trên lớp, niềm đam mê viết trong tôi lại trỗi dậy. Song hoàn cảnh lúc đó vẫn chưa cho phép tôi cầm bút. 

Cho tới khi nghỉ chế độ, năm 2000, nhân chuyến đưa hài cốt anh trai liệt sĩ ở Quảng Bình về quê hương, từ cảm xúc thực ấy, tôi đã viết tác phẩm: Hạt cát bên bờ sông Nhật Lệ và được Hội Văn học nghệ thuật Bắc Giang trao giải Nhì (không có giải Nhất) trong cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật: Chào thế kỷ XXI. Sẵn có nguồn tư liệu dồi dào trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, tôi đã kết hợp với tư liệu hiện tại để viết những tác phẩm: Yên Thế vùng đất cách mạng; Một gia đình được Bác Hồ tặng bằng khen và danh hiệu cả nhà đánh Mỹ; Đất và người rừng Khanh… 

Chỉ tính từ đó đến nay tôi đã có gần 200 tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật được đăng tải trên các ấn phẩm của T.Ư và tỉnh Bắc Giang.

Thông thường để hoàn thành một bài báo, tôi phải thuê thợ chụp ảnh, đánh vi tính và gửi email tới tòa soạn. Chính vì thấy bất tiện nên năm 2013, tôi mua một máy vi tính cũ, nối mạng Internet và học cách sử dụng. 

Mượn máy ảnh học chụp ảnh để minh họa cho bài viết. Tôi có nhiều kỷ niệm khó quên và cảm động khi đi viết những bài báo kêu gọi giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, tàn tật. Sau khi những bài báo được đăng, các hoàn cảnh nhận được sự giúp đỡ, họ đã coi tôi như người thân của mình, viết cho tôi những lá thư cảm ơn, tâm sự bằng những con chữ run rẩy, khó nhọc của người tàn tật.

Giờ đây ở tuổi 70, hai mắt đã thay thủy tinh thể, hai tai giảm thính nghiêm trọng và một số bệnh tật khác nhưng những kỷ niệm đẹp trong quá trình viết văn, viết báo đã tiếp thêm cho tôi nguồn năng lượng để tiếp tục cầm bút.

TP Bắc Giang gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí
(BGĐT) - Ngày 20-6, Thành ủy, HĐND, UBND TP Bắc Giang tổ chức gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và của tỉnh, TP nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6 (1925-2019).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đấu tranh chống lại tin xuyên tạc, tin giả, tin xấu, độc là sứ mạng của báo chí
Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6 (1925-2019), chiều 19-6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam.
Báo chí là vũ khí cách mạng sắc bén
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi báo chí là vũ khí cách mạng sắc bén và đã sử dụng báo chí một cách tài tình để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia sự nghiệp cách mạng.
Trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIII vào ngày 21-6
Chiều 13-6, Hội đồng Giải Báo chí quốc gia năm 2018 tổ chức họp báo về Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIII. Theo đó, lễ tổng kết và trao giải sẽ được tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-2019).

Trần Thị Mây Lai

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...