Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phát triển Nhà hát Chèo Bắc Giang theo hướng chuyên nghiệp, có bản sắc riêng

Cập nhật: 19:12 ngày 26/06/2019
(BGĐT) - Ngày 26-6, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển Nhà hát Chèo Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
{keywords}

Nghệ sĩ Nhà hát Chèo Bắc Giang biểu diễn tại hội thảo

Dự hội thảo có NSND Lê Tiến Thọ, nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; NSND Nguyễn Quang Vinh, quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTTDL; Tiến sĩ Trần Đình Ngôn, nguyên Viện trưởng Viện Sân khấu Việt Nam; NSND Trịnh Thúy Mùi, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát triển sân khấu Việt Nam. 

Tỉnh Bắc Giang có đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Văn hoá - Xã hội (HĐND tỉnh); một số sở, ngành và nghệ nhân, nghệ sĩ Nhà hát Chèo Bắc Giang.

{keywords}

NSND Lê Tiến Thọ trình bày tham luận.

Nhà hát Chèo Bắc Giang tiền thân là Đoàn Nghệ thuật chèo Sông Thương được thành lập năm 1959.
60 năm qua, các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công Nhà hát đã khẳng định vị trí là một trong những chiếc nôi của nghệ thuật chèo xứ Bắc. 

Hiện nay Nhà hát có 2 phòng chức năng và 2 đoàn nghệ thuật với 49 biên chế sự nghiệp. 

Cùng với hoạt động dàn dựng, tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân trong tỉnh và nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị đã thực hiện hiệu quả Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020”.

Trong đó đã sưu tầm, bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của các di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại và quốc gia như: Dân ca quan họ, ca trù, hát văn, diễn xướng hầu đồng, hát then; xây dựng và triển khai dự án hỗ trợ, giúp đỡ khôi phục và nâng cao chất lượng nghệ thuật cho các câu lạc bộ chèo, ca trù, đàn và hát dân ca tại một số địa phương. 

Hằng năm, Nhà hát tham gia các cuộc thi nghệ thuật sân khấu toàn quốc và khu vực đơn vị giành nhiều giải thưởng cao.

Hiện nay, Nhà hát đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, cần có sự đổi mới trong quản lý, định hướng và phát triển để trở thành đơn vị hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, năng động, có vị thế vững chắc trong lĩnh vực biểu diễn văn hoá nghệ thuật.

{keywords}

Ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở VHTTDL phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đạo diễn, nghệ sĩ, diễn viên đã tham luận, trao đổi, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển Nhà hát trong giai đoạn hiện nay.

Đó là xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong đơn vị, kiện toàn ổn định tổ chức bộ máy; bố trí, sắp xếp, bổ sung nguồn nhân lực; tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công; không ngừng nâng cao chất lượng các chương trình nghệ thuật.

Tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động biểu diễn, tăng cường tổ chức giao lưu với các đơn vị nghệ thuật ngoài tỉnh để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong công tác quản lý, chuyên môn; tiếp cận và thực hiện tốt các hoạt động như tổ chức các sự kiện, lễ hội, gắn kết di sản văn hóa phi vật thể của địa phương với du lịch.

{keywords}

NSND Trịnh Thuý Mùi tham luận về bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo Bắc Giang.

NSND Lê Tiến Thọ khẳng định, để bảo vệ nghệ thuật chèo truyền thống trong đời sống hôm nay cần thay đổi một số chính sách đầu tư cho nghệ thuật biểu diễn; đổi mới công tác đào tạo nâng chất lượng đội ngũ kế cận; quảng bá nghệ thuật truyền thống ở trong và nước ngoài; đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá; củng cố và thúc đẩy chủ trương “đưa sân khấu vào học đường” góp phần giáo dục đạo đức, lối sống và tình yêu nghệ thuật sân khấu cho học sinh. 

Theo Tiến sĩ Trần Đình Ngôn, để Nhà hát Chèo Bắc Giang có phong cách nghệ thuật độc đáo mang màu sắc địa phương rõ nét cần tiến hành nghiên cứu xác định rõ những đặc điểm riêng của chèo xứ Bắc trên cơ sở đó kế thừa, phát triển; đào tạo để có đội ngũ cán bộ nghệ thuật riêng của nhà hát. 

NSND Trịnh Thuý Mùi, cho rằng: Việc giới thiệu, trình diễn nghệ thuật chèo truyền thống trong trường học cần xây dựng các vở diễn, trích đoạn, câu chuyện về đề tài văn học dân gian, truyện cổ tích Việt Nam bằng ngôn ngữ chèo phù hợp với lứa tuổi học sinh…
{keywords}

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương khẳng định vai trò quan trọng của Nhà hát Chèo Bắc Giang trong chiếu chèo xứ Bắc.

Phát biểu tại hội thảo, đại diện Bộ VHTTDL, lãnh đạo UBND tỉnh khẳng định vai trò quan trọng của Nhà hát Chèo Bắc Giang trong chiếu chèo xứ Bắc cũng như sự cần thiết duy trì, phát triển Nhà hát trở thành đơn vị hoạt động chuyên nghiệp. 

Để ngày càng phát triển trong tình hình mới, đơn vị cần từng bước tự chủ tài chính; đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý và hoạt động, nhất là xây dựng các chương trình biểu diễn để thu hút khán giả. 

Thay mặt Đoàn chủ tịch chủ trì hội thảo, NSND Nguyễn Quang Vinh đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đãi ngộ tài năng, xây dựng hạ tầng cơ sở, trang thiết bị phục vụ hoạt động cho Nhà hát Chèo; có chính sách hỗ trợ đội ngũ nghệ sĩ truyền thống, khuyến khích tổ chức hoạt động biểu diễn phục vụ nhân dân, kết hợp giới thiệu tại các sự kiện, lễ hội. Bộ VHTTDL sẽ ưu tiên tạo điều kiện cho Nhà hát Chèo Bắc Giang tham gia các chương trình biểu diễn, liên hoan nghệ thuật lớn và chương trình tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương đề nghị cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Chèo cần nỗ lực giữ được bản sắc riêng của nghệ thuật chèo xứ Bắc, đổi mới phương thức hoạt động và xây dựng kế hoạch cụ thể phục vụ khán giả, thực hiện đề án vị trí việc làm phù hợp để tuyển dụng nhân lực; từng bước đưa nghệ thuật chèo đến với giới trẻ, học sinh, sinh viên. 

Đồng chí yêu cầu Sở VHTTDL sớm hoàn thành đề án đưa nghệ thuật truyền thống vào học đường trong quý III năm nay. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương làm việc với Nhà hát Chèo Bắc Giang: Sớm rà soát chế độ chính sách, có sáng kiến đổi mới hoạt động đơn vị
(BGĐT) - Ngày 3-4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo, cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Chèo Bắc Giang. Tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và các sở: Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Tài chính, Nội vụ. 
Truyền dạy hát chèo, hát quan họ cho hạt nhân văn nghệ cơ sở
(BGĐT) - Ngày 29-5, Trung tâm Văn hóa điện ảnh tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Lục Nam tổ chức bế giảng lớp tập huấn truyền dạy hát chèo, hát quan họ cho hạt nhân văn nghệ cơ sở năm 2019.
Liên hoan Chèo toàn quốc vào tháng 9-2019 tại Bắc Giang
Ngày 25-1, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch hoạt động năm 2019 và tôn vinh các nghệ sĩ lão thành, nghệ sĩ tiêu biểu có nhiều hoạt động vì sự nghiệp sân khấu năm 2018.

Lệ Thanh


Ảnh

Chú thích

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương…...
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...