Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 30 °C / 24 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Văn hóa
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Huy động nguồn lực bảo tồn, mở rộng không gian văn hóa quan họ, ca trù

Cập nhật: 14:22 ngày 20/08/2019
(BGĐT) - Ngày 20-8, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy dân ca quan họ, ca trù trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 10 năm dân ca quan họ, ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh Bắc Giang chủ trì. Cùng dự còn có một số giáo sư, tiến sĩ; các nhà nghiên cứu văn hóa; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh; các nghệ nhân văn hóa dân gian trong tỉnh.

{keywords}

Quang cảnh buổi hội thảo.

Năm 2009, UNESCO chính thức công nhận dân ca quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; ca trù là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Bắc Giang tự hào là một trong những địa phương có cả hai loại hình di sản đó.

{keywords}

Các nghệ nhân biểu diễn ca trù tại hội thảo.

Sau 10 năm kể từ khi quan họ, ca trù được vinh danh, tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản quan họ, ca trù. Nhiều đề án, kế hoạch, chương trình, đề tài nghiên cứu được ban hành và thực hiện tích cực: Chương trình hành động về việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa quan họ, giai đoạn 2008-2015; Đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020. Từ đó tổng điều tra di sản, mở các CLB, lớp truyền dạy quan họ, ca trù cho thế hệ trẻ; tổ chức thường niên liên hoan hát quan họ, ca trù và nhiều hoạt động khác.

Nhờ vậy, quan họ phát triển sâu rộng, trở thành loại hình dân ca được nhiều người yêu thích; ca trù khẳng định sự trường tồn và lan tỏa giá trị. Đến nay toàn tỉnh có 84 CLB quan họ, 8 CLB ca trù hoạt động ở 10 huyện, TP. 

{keywords}

Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Thanh, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Trên cơ sở báo cáo đề dẫn và từ thực tế nắm bắt, tìm hiểu, nghiên cứu về dân ca quan họ, ca trù, các đại biểu tập trung thảo luận, nhấn mạnh vị trí, vai trò của hai loại hình dân ca trong đời sống xã hội; làm rõ kết quả và tồn tại trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị dân ca quan họ, ca trù trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 

Đặc biệt thảo luận sâu những giải pháp để quan họ, ca trù ngày càng được bảo tồn, lan tỏa. Đề cập đến nội dung này, Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Thanh cho rằng, tỉnh Bắc Giang cần có những dự án để khảo sát, mở rộng không gian văn hóa quan họ cổ; nghiên cứu sâu ở những địa bàn vốn có sinh hoạt quan họ trong quá khứ. 

Khôi phục, duy trì mối quan hệ kết chạ, kết nghĩa giữa các làng quan họ, từ đó tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các thế hệ thực hành dân ca quan họ, xây dựng vai trò trung tâm trong không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

{keywords}

Ông Vũ Hồng Bàng, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Bắc Giang tham luận tại hội thảo.

Về phương thức bảo tồn ca trù, ông Vũ Hồng Bàng, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh chia sẻ: Mỗi địa phương nên coi đó là nhiệm vụ thường xuyên; chỉ đạo đưa ca trù vào phong trào ca hát của quần chúng. Hàng năm tổ chức lớp truyền dạy, liên hoan, hội diễn để ca trù thường xuyên có sân chơi, đất diễn; tổ chức giới thiệu, biểu diễn ca trù ở một số điểm di tích, danh lam của địa phương, gắn với các tour du lịch...

{keywords}

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Mai (Viện Đại học mở Hà Nội) tham luận.

Ở góc độ quản lý văn hóa địa phương, lãnh đạo phòng Văn hóa-Thông tin huyện Việt Yên đề xuất tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, quan tâm, tạo điều kiện và có cơ chế chính sách hỗ trợ công tác tu bổ, tôn tạo di tích, thiết chế văn hóa, các điểm sinh hoạt quan họ ở làng, khu phố; xây dựng cơ chế đãi ngộ kịp thời các nghệ nhân có công lưu giữ, bảo tồn và truyền dạy dân ca.

Dưới góc nhìn doanh nhân, có nhiều đóng góp cho sự phát triển, lan tỏa của quan họ trong cộng đồng, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bagico nhấn mạnh, không nên quá khắt khe với kỹ thuật hát của người dân, lớp trẻ; không nên địa phương hóa các làn điệu dân ca vì dân ca không thuộc về sở hữu của cá nhân hay một tổ chức, địa phương nào. Cần bổ sung văn hóa truyền thống vào chương trình học phổ thông …

{keywords}

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Bài kết luận hội thảo.

Kết thúc hội thảo, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam; ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang khẳng định: Tỉnh Bắc Giang đã có sự quan tâm tích cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca quan họ, ca trù, cơ bản bảo đảm đúng cam kết với UNESCO. 10 năm qua, quan họ, ca trù đã thể hiện vai trò, vị trí và sức lan tỏa trong đời sống xã hội.

Để các loại hình này tiếp tục được phát huy, cần có sự chung tay của cả cộng đồng, trong đó cần tập trung nghiên cứu xây dựng các đề án nhằm rà soát, mở rộng không gian văn hóa cho hai loại hình dân ca này. 

Tổ chức tốt các hoạt động truyền dạy quan họ, ca trù, nhất là cho lớp trẻ - chủ nhân di sản tương lai, thông qua hình thức mở các lớp học hoặc thực hiện truyền dạy ngay trong mỗi gia đình. Nhân rộng mô hình CLB quan họ, ca trù trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức liên hoan, hội diễn để các loại hình này được phát triển. 

Cùng đó huy động các nguồn lực xã hội, tiếp tục điều tra, nghiên cứu, khôi phục các làng quan họ, ca trù cổ; có cơ chế, chính sách đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích, từng bước xây dựng tour, điểm du lịch gắn kết hoạt động biểu diễn quan họ, ca trù để giới thiệu, quảng bá với đông đảo du khách. Phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm lưu giữ, bảo tồn của người dân những nơi có di sản.

Các vị chủ trì hội thảo cũng nhấn mạnh, những ý kiến tham luận tại hội thảo sẽ được tiếp thu, tổng hợp để ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, tham mưu với lãnh đạo tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách và có giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca quan họ, ca trù trong tỉnh.

Khai giảng lớp truyền dạy hát chèo và quan họ
(BGĐT)- Trung tâm Văn hóa điện ảnh tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa - thông tin và thể thao TP Bắc Giang, UBND phường Hoàng Văn Thụ vừa tổ chức khai giảng lớp truyền dạy hát chèo và hát quan họ năm 2019.
Truyền dạy hát chèo, quan họ cho hạt nhân văn nghệ ở cơ sở
Ngày 3-7, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tổ chức bế giảng lớp tập huấn truyền dạy hát chèo, hát quan họ cho hạt nhân văn nghệ cơ sở năm 2019.
Người quan họ mời trầu
Chụp tại chùa Bổ Đà, huyện Việt Yên (Bắc Giang).
Tiếp tục tôn vinh và gìn giữ dân ca quan họ
(BGĐT) - Đứng ra sáng lập và tài trợ cho hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Quan họ BAGICO từ hơn 10 năm nay, chị Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty cổ phần BAGICO, huyện Việt Yên (Bắc Giang) mong muốn góp phần gìn giữ vốn di sản văn hóa quý báu của quê hương.   
Ca trù trên đất Phượng Hoàng
(BGĐT) - “Hát ca trù khó lắm, chỉ có ai yêu thích và kiên trì mới theo được. Ấy vậy mà Câu lạc bộ (CLB) của chúng tôi đã quy tụ được gần 30 thành viên”, bà Bà Đặng Thị Chấn, nguyên Chủ nhiệm CLB Ca trù  huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang phấn khởi chia sẻ với chúng tôi. 
Ca trù Đông Lỗ
(BGĐT) - Hát ca trù còn gọi là hát cô đầu, hát ả đào, hát cửa đình hay hát nhà tơ. Đây là môn nghệ thuật truyền thống được người dân lưu giữ từ nhiều đời nay. Câu lạc bộ Ca trù thôn Chằm, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, được thành lập năm 2010, hoạt động hiệu quả, góp phần bảo tồn và phát huy vốn quý ấy.

Quốc Trường

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...