Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kỷ vật thiêng liêng trên quê hương cách mạng

Cập nhật: 10:10 ngày 30/08/2019
(BGĐT)- Tại huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang - vùng quê giàu truyền thống cách mạng hiện còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật quý ghi dấu giai đoạn lịch sử đấu tranh giữ nước, xây dựng và bảo vệ quê hương.

Trân trọng gìn giữ

Ngôi nhà của ông Ngô Đức Ngạn (SN 1942) nằm giữa vùng quê cách mạng - thôn Vân Xuyên, xã Hoàng Vân. Nơi đây in dấu nhiều kỷ niệm về những năm tháng đấu tranh thời kỳ tiền khởi nghĩa. Mấy chục năm qua, ông Ngạn và con cháu vẫn lưu giữ cây đao quý do cha để lại.

{keywords}

Học sinh tham quan Nhà truyền thống cách mạng ATK II huyện Hiệp Hòa.  Ảnh: Việt Hưng

Vừa trải qua trận ốm khiến sức khỏe giảm sút nhiều, đôi tay run run, ông Ngạn nâng cây đao dài chừng 80cm, chuôi cuốn dây mây đã ngả màu cánh gián lên trước ngực ngắm rồi nói: “Cây đao này là của cha tôi - cụ Ngô Văn Đàm (đã mất năm 1983 - PV). 

Năm xưa, tại ngôi nhà gia đình tôi, các đồng chí: Hoàng Văn Thái, Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh đã tổ chức họp bí mật để tìm giải pháp đánh giặc cứu nước. Cha tôi gan dạ, mưu trí nên được chọn làm tự vệ ở làng. Cây đao này là vũ khí bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng trong những năm 1939-1942 hoạt động cách mạng tại đây”.

Nhớ về người cha kính yêu, ông Ngạn thường mang cây đao ra trước hiên nhà cẩn thận lau cho sáng bóng rồi kể chuyện với con cháu về lịch sử đấu tranh của người dân địa phương. Cảm nhận được ngọn lửa cách mạng truyền lại từ cha ông, lớp con cháu trong gia đình ông Ngạn luôn ý thức vươn lên trong lao động, học tập, phát triển kinh tế. “Anh em chúng tôi mỗi người làm một công việc khác nhau nhưng luôn tự hào về truyền thống gia đình” - chị Ngô Thị Hiền, con gái út ông Ngạn chia sẻ.

Theo đại diện lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hiệp Hòa, cây đao trong gia đình ông Ngạn là một trong những kỷ vật quý của thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám còn được gìn giữ cho đến ngày nay. Hiện Phòng đã đưa vào danh sách theo dõi, có phương án sẵn sàng bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử đối với hiện vật này.

Với mong muốn lưu giữ, bảo quản hiện vật thời kỳ tiền khởi nghĩa tại các xã trong vùng An toàn khu, năm 2013, UBND huyện Hiệp Hòa phát động đợt sưu tầm tài liệu qua các thời kỳ. Hưởng ứng phong trào đó, nhân dân các xã Đồng Tân, Hoàng Vân, Xuân Cẩm, Hợp Thịnh… đã hiến tặng gần 60 kỷ vật. 

Điển hình như ông Nguyễn Văn Trọng, thôn Lạc Yên 1, xã Hoàng Vân trao tặng một súng kíp. Đây là khẩu súng tự chế được người dân sử dụng đánh giặc Pháp xâm lược do gia đình sưu tầm được. Ông Trọng mong muốn khi được bảo quản khoa học, cây súng sẽ bền hơn, giúp thế hệ mai sau phần nào hình dung được ý chí kiên cường và một thời đánh giặc gian khổ của cha ông ta.

Thắp lửa truyền thống

Nhà truyền thống cách mạng ATK II được xây dựng lần đầu vào năm 1985, đến năm 2009 được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây mới tại thôn Hoàng Liên, xã Hoàng An. Sau lần phát động sưu tầm hiện vật năm 2013 và bổ sung rải rác những năm sau, đến nay, Nhà truyền thống cách mạng ATK II có tất cả gần 200 tài liệu, hiện vật các thời kỳ tiền Lê, Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn, trước Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, Mỹ, các giai đoạn xây dựng, phát triển KT-XH của địa phương.

{keywords}

Cây đao bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng thời kỳ hoạt động bí mật tại xã Hoàng Vân được gia đình ông Ngô Đức Ngạn gìn giữ.

Được biết, trước khi trưng bày, huyện đã tiến hành lập hồ sơ pháp lý, xác minh, chỉnh lý, phân loại các tài liệu, hiện vật theo từng giai đoạn. Trong số này có nhiều kỷ vật là bằng chứng sinh động về tinh thần yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng của người dân. 

Tiêu biểu như bức thư của Tổng Bí thư Trường Chinh gửi về Hoàng Vân sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công cảm ơn cha con người lái đò Trương Thị Vịnh đã cứu đồng chí thoát khỏi vòng vây của địch bên sông Cầu; tờ áp phích kêu gọi đồng bào đứng lên đánh đuổi quân Pháp xâm lược…

Ông Nguyễn Đình Hương, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện cho biết: Mỗi hiện vật là một câu chuyện của làng xã, quê hương gắn với sự hy sinh, mất mát cùng niềm tự hào về bề dày lịch sử văn hóa đặc trưng của vùng đất Hiệp Hòa. Ngoài những hiện vật đang trưng bày tại Nhà truyền thống còn rất nhiều kỷ vật được nhân dân lưu giữ với tình cảm trân trọng, biết ơn thế hệ cha ông đi trước.

Phòng Văn hóa - Thông tin huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức gặp gỡ những nhân chứng là cán bộ lão thành cách mạng, gia đình, cá nhân đang lưu giữ tài liệu, hiện vật để sưu tầm. Tiếp tục tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân hiến tặng kỷ vật; xây dựng các tour du lịch về nguồn nhằm giáo dục truyền thống, nhân lên niềm tự hào, lòng yêu nước ở thế hệ trẻ.

Trở lại An toàn khu II
(BGĐT) - Giữa tiết đông, tôi có cơ duyên trở lại Hiệp Hòa. Lần trước vào cuối năm 2012, tôi cùng mấy đồng nghiệp về thăm khi 16 xã phía Tây Bắc của huyện được Nhà nước công nhận An toàn khu II (ATK II) của T.Ư Đảng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống thực dân Pháp. Mỗi lần về thăm mảnh đất này, trong tôi lại có những dự cảm, ấn tượng riêng.
Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích An toàn khu II huyện Hiệp Hòa”
(BGĐT) - Ngày 31 - 8, tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích An toàn khu II (ATK II) huyện Hiệp Hòa”. 
Xung quanh việc giao thầu ao, hồ tại xã Hoàng Vân (Hiệp Hòa): Cần xác định rõ nguồn gốc đất
(BGĐT) - Nhiều ao, hồ tại thôn Lạc Yên 1, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) vốn thuộc sở hữu tập thể nhưng được bán trái thẩm quyền với thời hạn 15 năm. Hết thời hạn trên, một số hộ không thanh lý mà đề nghị xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích ao, hồ đã mua. 
Xã Hoàng Vân (Hiệp Hòa) thu khoảng 6 tỷ đồng từ trám đen
(BGĐT) - Thông tin từ UBND xã Hoàng Vân (Hiệp Hòa), vụ trám đen năm nay, toàn xã ước thu hoạch khoảng 60 tấn quả, đạt khoảng 6 tỷ đồng. So với năm trước, sản lượng trám  tương đương song giá bán cao hơn gần 10 nghìn đồng/kg.
Hơn 1 tỷ đồng xây dựng công trình khu di tích lịch sử ATK II Hoàng Vân
(BGĐT) - UBND huyện Hiệp Hòa vừa quyết định đầu tư 1,06 tỷ đồng để xây dựng tu bổ nhà truyền thống ATK II, khu di tích lịch sử Đền Soi Vân Xuyên, xã Hoàng Vân, thuộc ATK II Hiệp Hòa.
Trám bùi Hoàng Vân
(BGĐT) - Thôn Vân Xuyên, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa có rất nhiều cây trám đen hàng trăm năm tuổi. Người dân đã chế biến quả trám đen thành nhiều món ngon hấp dẫn. 
Bánh đa kê - món ăn dân dã của người Hoàng Vân
(BGĐT) - Nếu như bạn biết đến quê hương Hoàng Vân, Hiệp Hòa với món nham trám thơm bùi, béo ngậy luôn có trong những bữa cơm đoàn tụ thì bạn cũng không thể không biết đến món bánh đa kê - món ăn dân dã giải nhiệt trong ngày hè của người dân nơi đây. 

Mai Toan- Minh Thu 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...