Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phong tục ngày Tết

Cập nhật: 07:00 ngày 23/01/2020
(BGĐT) - Tết Nguyên Đán là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam, trong dịp này có nhiều phong tục ý nghĩa nhằm cầu mong một năm mới may mắn, bình an, sung túc như: Xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, hái lộc, du xuân, xin chữ…

{keywords}

Xin chữ đầu năm

Chuẩn bị mâm ngũ quả

Ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên của các gia đình thường có mâm ngũ quả. Ở miền Bắc mâm ngũ quả gồm có nải chuối xanh, bưởi, cam, quýt, hồng xiêm, phật thủ, tượng trưng cho tài lộc và mong muốn của con người được ấm no sung túc. 

Đón giao thừa

Là thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới, thời khắc thiêng liêng đất trời giao hòa ấy còn mang ý nghĩa đem bỏ hết những điều không hay của năm cũ, đón những điều tốt đẹp trong năm mới.

Chúc Tết

Những ngày đầu năm mới cũng là dịp để mọi người sum vầy, thăm viếng, quan tâm lẫn nhau. Con cháu chúc sức khỏe ông bà, cha mẹ, học trò thăm viếng thầy cô, bạn bè thăm hỏi và cầu mong những điều tốt đẹp cho nhau. 

Xuất hành

Đầu năm người Việt có tục xuất hành - tức là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để tìm may mắn cho bản thân và gia đình. Theo quan niệm dân gian, nếu xuất hành đúng giờ tốt, hướng tốt sẽ giúp mọi việc trong năm thuận lợi.

Hái lộc

Xưa kia nhiều người quan niệm hái các cành lộc, trồi non mang về nhà với ý nghĩa cầu mong có nhiều tài lộc trong năm mới, song việc làm này ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nên hiện nay nhiều người đã thay đổi nhận thức. Để hạn chế việc bẻ cành lá ở di tích, ban quản lý các di tích thường chuẩn bị sẵn những cành lộc nhỏ để người dân để mang về. Hoặc thay vì hái lộc, người dân có thể mua cây mía về nhà, tượng trưng cho sự ngọt ngào, êm dịu hay có thể tổ chức trồng cây xanh.

Xông nhà, xông đất

Người Việt tin rằng việc xông nhà, xông đất có ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ cả năm. Giờ xông đất bắt đầu từ sau giao thừa. Người xông đất là người được chọn lựa rất kỹ để mang may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

Đi lễ chùa 

Đầu năm mọi người thường đi chùa với ước vọng cầu mong bình an, hạnh phúc, đồng thời đó còn là việc làm thể hiện lòng thành kính của mình đối với đức Phật, giúp bản thân trở nên thanh tịnh hơn và xua đi những chuyện phiền não, lo âu...

Xin chữ

Xin chữ là phong tục tốt đẹp vẫn được duy trì từ xưa đến nay thể hiện tinh thần hiếu học, trọng thầy, trọng chữ nghĩa, đồng thời gửi gắm ước mơ vào từng con chữ. Người được xin chữ là bậc nho sĩ, thầy đồ, thầy giáo học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp, lại có tiếng hiền tài, đức độ.

Chữ viết có thể là Hán - Nôm hoặc Quốc ngữ. Xin chữ cho gia đình, mọi người chuộng chữ Phúc, Tâm; xin chữ tặng cha mẹ thường là chữ Thọ, An; chữ cho con cái là Hiếu, Trí... Ngoài ra còn có những lời cầu chúc như: “Mã đáo thành công”, “Phúc lộc song hoàn”, “An khang thịnh vượng”, “Tân niên hạnh phúc”, “Ngũ phúc lâm môn”...

Yêu cầu 2 báo dừng hoạt động xuất bản để thực hiện quy hoạch báo chí
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị cơ quan chủ quản chỉ đạo báo Nhân đạo và Đời sống, Thời báo Kinh tế Việt Nam dừng hoạt động xuất bản báo để tiến hành sắp xếp, thực hiện quy hoạch báo chí.
Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Hoàng thành Thăng Long
Ngày 17-1, nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” - tiễn cái cũ đi để đón năm mới về trong chương trình "Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long" được Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội trang trọng tổ chức.
Thực hiện luật phòng, chống tác hại của rượu, bia: Bước đầu thay đổi thói quen
(BGĐT) - Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tăng mức xử phạt người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông có hiệu lực đã làm thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt của nhiều người dân.
UBND tỉnh họp báo về Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2020 “Bắc Giang- Miền đất thiêng Tây Yên Tử”
(BGĐT)- Chiều 14-1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh tổ chức họp báo về Tuần Văn hóa- Du lịch (VHDL) năm 2020 “Bắc Giang- Miền đất thiêng Tây Yên Tử”. Đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức chủ trì hội nghị; đồng chủ trì có ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) - Phó Trưởng Ban Tổ chức; ông Ngô Đình Tiến, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
Cách lau dọn ban thờ, bao sái trước Tết Canh Tý
Ban thờ gia tiên chính là nơi tôn nghiêm để chúng ta tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính và hướng về nguồn cội. Vào mỗi dịp cuối năm, các gia đình đều dọn dẹp lại nhà cửa, đặc biệt là chú trọng vấn đề lau dọn ban thờ gia tiên (theo Phật giáo gọi là lễ bao sái).
Anh Khoa
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...