Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cung đường xứ Bắc

Cập nhật: 18:04 ngày 25/01/2020
(BGĐT) - Người ta ý thức hơn về đường khi đi. Phải vậy, tôi thoáng suy nghĩ về con đường cái quan xưa từ kinh đô lên phía Bắc, từ Bắc Ninh qua sông Cầu sang Bắc Giang. Chỉ vòng vèo ra rìa phố xá rồi về thì thấm gì! Phải đi một đoạn dài, trong người ta mới khơi lên những so sánh viễn vọng mà hoài tưởng về hình ảnh người ngựa lấm bụi rong ruổi trên đường đất từ các trấn, phủ, huyện về Thăng Long và từ đó lại tỏa lan đi bốn hướng. 

Những tuyến đường ở Bắc Ninh, Bắc Giang tôi đi, trong hơn chục năm qua đã thấy dài thêm, mở đến, rộng ra và bằng phẳng. Ấy là quốc lộ 1 đã mở thêm làn để cảm thấy từ cầu Thanh Trì bên Hà Nội qua Bắc Ninh rất nhanh, thoáng cái đã gặp cầu Như Nguyệt nối hai tỉnh Bắc. 

{keywords}

Cầu vượt cao tốc Hà Nội - Bắc Giang tại KCN Đình Trám. Ảnh: Hương Giang

Rồi cũng từ đó mà xuyên TP Bắc Giang - nói xuyên là bởi bên tay phải nơi trước kia là “rìa”, đã mọc lên siêu thị lớn với khu đất rộng quy hoạch cho thành phố phát triển. Và chạy tiếp đến Vôi, Kép rồi lên Lạng Sơn gặp núi dựng vách thành chạy dài ngay gần mình, cũng cảm thấy nhanh lắm. 

Mã Yên Sơn hiện lên, ải Chi Lăng sừng sững gân guốc đá. Đó chẳng riêng là tiếng cương ngạnh vang vọng, cảnh tỉnh ngoại bang đừng ôm mộng bành trướng, mà cũng chính là nhắc nhở chúng ta hôm nay và mai sau, đừng quên giữ thế núi hình sông, bảo tồn thiên nhiên để khi có việc lớn lao, núi sông cũng cùng tham gia bảo vệ non nước.

Ấy là tuyến đường ven sông Thương từ thành phố Bắc Giang về thị trấn dưới chân núi Neo (Yên Dũng), một lát thôi, chẳng bù cho ngày trước xe cứ “uốn” mãi trên mặt đê lồi lõm cả tiếng mới về đến bến phà sang thị trấn. Cầu lớn đã dựng lên thay thế. Và con đường có lối rẽ về tổ đình Vĩnh Nghiêm rồi lên Tây Yên Tử. Đường lớn khách muôn nơi lên thăm miền thắng địa đang được đầu tư phát triển du lịch. 

Tôi cứ nghĩ, làm gì thì vẫn phải tôn được sự hùng vĩ, bề thế và tươi xanh của núi rừng và giữ được cả nét hoang vu nữa. Đó mới là điểm nhấn của một điểm đến trầm tích những lớp văn hóa, lịch sử, tôn giáo hào hùng gắn với hành trang đức Phật hoàng và niềm tự hào dòng thiền Việt.

Mỗi con người ấy như nhiều con người khác là một con đường của chính mình, con đường mang hình vóc, trí tuệ, tâm hồn mình. Cũng chịu “trách nhiệm” nâng đỡ, đưa mình đi trên đường đời đến nơi đến chốn. Tôi mong những con đường mở ra, đi lên phía trước dài xa, bền lâu cũng phong phú như một con người.

Đấy là suy nghĩ ở bên này cây cầu bề thế. Còn ở bên kia, thị trấn thưa nhỏ một thời đang sung túc, tấp nập dần lên. Từ thành phố Bắc Giang, chúng tôi về thăm vợ chồng người chị họ ở dưới chân núi Neo, cùng là thầy cô giáo, rồi chiều xuống, đi theo đường mới ra phía Khu công nghiệp Đình Trám, bắt vào quốc lộ để về Hà Nội. 

Hồi trước chị rời nhà từ Bắc Giang về Neo, núi đồi mờ mịt, lóc cóc mãi đường đê mỗi lần lên thăm bố mẹ. Nghĩ có lúc cũng tủi! Bây giờ thì đẹp rồi! Chiều lên, chiều về chỉ vài chục phút. Ở bền với nghề, với thị trấn Neo, cửa nhà anh chị xây khang trang, vườn vải ngon giáp chân núi làm cái nền xanh sau nhà, cả một xóm nhiều anh chị em trong họ nhà chồng quần tụ, đi vào thành một khu nhà - sân - vườn - đồi núi thong dong mà nhiều người ở phố phát mê!

*

*    *

Những điểm đến lớn của cộng đồng và những điểm đến nhỏ của mỗi gia đình, con người, đời người, ngẫm ra khi hòa quyện được mục đích lớn, khi chung nhau được những con đường rộng, những hành trình bền vững thì niềm vui, hạnh phúc sẽ có cho cả đông người lẫn mỗi cuộc đời riêng lẻ. Nói điều lý tưởng ấy lên, vẫn biết rằng còn nhiều vất vả lắm nhưng những con đường tốt đẹp mở đến đâu thì nơi đó đổi thay, mở mang, màu sắc. 

Cái điều rất nên được tính toán, nghiên cứu, cộng hưởng là những con đường hiện lên nhất thiết phải hợp lý ấy, ngoài bằng vật chất, bằng vận tải cơ học, thì nó còn dung chứa những dòng chảy gì của lịch sử, văn hóa, lối sống, tâm lý và tình cảm con người? Những chuyển vận trên đường, hãy nhìn xem và gợi mở xem, cùng với con người, phương tiện, hàng hóa, thì sẽ nhân lên những gì từ các giá trị đáng trân quý trong cộng đồng người hai bên, dọc theo con đường đó?

{keywords}

Đường lên cao nguyên Đồng Cao (Sơn Động).

Băng băng trên đường dài, tập trung vào tay lái, chắc anh không nghĩ ngợi nhiều như thế làm gì! Phải đứng xa, trên cao, dường như anh sẽ càng cảm thấy rõ hơn. Chúng tôi theo đường rộng bên này quốc lộ, cũng từ khu vực Đình Trám rồi thẳng đến Bổ Đà. Lên núi cao, trên sân đền thờ Thạch Linh thần tướng mà ngóng nhìn ra tám hướng. 

Theo những lối đường cổ xưa, đường mới mở, theo những dòng sông Cầu, sông Thương càng thấy ngời ngợi những đan xen của xưa - nay, cũ - mới, trầm sâu - tươi trẻ, văn hiến - lối sống hiện tại cứ trải dài theo những hành trình trăm vạn con người. 

Anh Nguyễn Đại Lượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên chỉ tay về dãy núi đồi thấp mọc rải rác thành vệt, thành vòng cung phía dòng sông, cánh đồng và đỉnh núi này nữa, nơi chúng tôi đang đứng để nhấn mạnh vào công tác quan sát, cảnh báo từ những “vọng gác trên cao” ấy. Ngày xưa khi có giặc, người ta đốt đống lửa to trên đỉnh núi để báo hiệu cho các địa phương khác trong một địa bàn rộng lớn mà không thể ngay lập tức chạy đi báo tin. 

Còn ngôi chùa này, ngôi chùa của những vinh danh ký ức nhân loại, di sản quốc gia có vườn tháp cổ, bộ kinh mộc bản và quần thể chùa, tường đất, cổng cũ - một điểm đến trên những con đường khởi từ xa xưa cũng chính là hành trang cho những con người qua đây, từ đây bước tiếp vào chuyến đi mới. Nghe kể, hồi chiến tranh, từng có nhà sư từ chùa Bổ Đà xung phong vào bộ đội.

Mỗi con người ấy như nhiều con người khác là một con đường của chính mình, con đường mang hình vóc, trí tuệ, tâm hồn mình. Cũng chịu “trách nhiệm” nâng đỡ, đưa mình đi trên đường đời đến nơi đến chốn. Tôi mong những con đường mở ra, đi lên phía trước dài xa, bền lâu cũng phong phú như một con người.

Thủ tướng quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia
Cụ thể, công nhận bảo vật quốc gia (đợt 8, đợt xét duyệt năm 2019) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:
Người dân trên thế giới chuẩn bị đón Tết
Các hoạt động trang trí, biểu diễn đón năm mới âm lịch đã rộn ràng ở nhiều nước trên thế giới, khi chưa đầy một tuần nữa là đến Tết.
Chùa Bảo An, ngôi cổ tự thờ Trúc Lâm Tam Tổ
(BGĐT) - Chùa Bảo An (Minh Kính Tự) thuộc thôn Tè, xã Cương Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang). Chùa thờ Phật và phối thờ Trúc Lâm Tam Tổ: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.
Cách lau dọn ban thờ, bao sái trước Tết Canh Tý
Ban thờ gia tiên chính là nơi tôn nghiêm để chúng ta tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính và hướng về nguồn cội. Vào mỗi dịp cuối năm, các gia đình đều dọn dẹp lại nhà cửa, đặc biệt là chú trọng vấn đề lau dọn ban thờ gia tiên (theo Phật giáo gọi là lễ bao sái).
Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Hoàng thành Thăng Long
Ngày 17-1, nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” - tiễn cái cũ đi để đón năm mới về trong chương trình "Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long" được Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội trang trọng tổ chức.
Yêu cầu 2 báo dừng hoạt động xuất bản để thực hiện quy hoạch báo chí
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị cơ quan chủ quản chỉ đạo báo Nhân đạo và Đời sống, Thời báo Kinh tế Việt Nam dừng hoạt động xuất bản báo để tiến hành sắp xếp, thực hiện quy hoạch báo chí.
Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tái hiện nghi lễ và trình diễn trò chơi móc cầu
(BGĐT)- Sáng 16-1, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chức nhiều hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân Canh Tý 2020, trong đó điểm nhấn là tái hiện nghi lễ, trình diễn trò chơi móc cầu dân gian độc đáo trong lễ hội đình Nội, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang).
Thực hiện luật phòng, chống tác hại của rượu, bia: Bước đầu thay đổi thói quen
(BGĐT) - Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tăng mức xử phạt người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông có hiệu lực đã làm thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt của nhiều người dân.
UBND tỉnh họp báo về Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2020 “Bắc Giang- Miền đất thiêng Tây Yên Tử”
(BGĐT)- Chiều 14-1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh tổ chức họp báo về Tuần Văn hóa- Du lịch (VHDL) năm 2020 “Bắc Giang- Miền đất thiêng Tây Yên Tử”. Đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức chủ trì hội nghị; đồng chủ trì có ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) - Phó Trưởng Ban Tổ chức; ông Ngô Đình Tiến, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

Nguyễn Quang Hưng

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...