Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 26 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Âm vang trống đồng Xuân Giang

Cập nhật: 10:09 ngày 30/05/2020
(BGĐT) - Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện hai trống đồng thời Đông Sơn, đó là trống Bắc Lý và trống Xuân Giang. Hai di vật này đại diện cho di sản vật chất thời Hùng Vương vẫn lắng đọng trên quê hương Bắc Giang.

Ngày 14/11/1998, khi thăm dò địa điểm hút cát trên sông Cầu, đoạn thuộc địa phận thôn Xuân Giang, xã Mai Trung (Hiệp Hòa), nhóm thợ khai thác cát thôn Xuân Giang đã phát hiện và trục vớt được một chiếc trống đồng từ dưới lòng sông. Sau khi phát hiện, nhóm thợ cát đem về gia đình ở thôn Xuân Giang bảo quản. Nơi phát hiện trống đồng nằm dưới lòng sông Cầu.

{keywords}

Trống đồng Xuân Giang 

Trống đồng Xuân Giang có kích cỡ trung bình, hình dáng thuôn cân đối, thân eo thắt giữa, nẩy nở ở phần tang. Có lẽ khi nằm dưới lòng sông được lớp cát dày bảo vệ và không phải hứng chịu bất kỳ ngoại lực nào tác động mạnh nên trống còn nguyên vẹn, nhưng khi bị chọc bằng thuốn sắt nên phần đế trống bị vỡ khoảng ¼ phần lưng và chân đế. Cũng giống các hiện vật đồng dạng, đồng đại, trống đồng Xuân Giang được đúc liền với đủ 3 phần: Mặt trống, thân trống và chân đế trống. Ngoài ra, còn có các vấu gắn trên mặt trống và phần tang/lưng trống. Trống có chiều cao 45 cm, trong đó tang trống 13 cm, lưng trống 17 cm, phần chân đế 15 cm. Trống có trọng lượng hơn 30 kg. Toàn bộ bề mặt bên ngoài của trống có màu xanh rỉ đồng nhưng ngả chút màu xanh xám (hơi đen). Mặt trống tròn xoe, còn nguyên vẹn, có đường kính 63 cm. Giữa mặt trống có ngôi sao 12 cánh nhọn, mảnh, được tỏa ra từ tâm điểm của mặt trống. Xen giữa các cánh sao là các họa tiết chữ v kép lồng nhau và họa tiết chân chim. Quanh các ngôi sao lại có nhiều hình tròn đúc nổi đồng tâm.

{keywords}

Mặt trống đồng.

Từ tâm mặt trống đến điểm tiếp giáp mặt với thân trống có 18 vòng tròn đồng tâm. Mỗi vòng trang trí họa tiết hoa văn rất đặc trưng. Thân trống gồm phần tang trống và lưng trống. Tang trống Xuân Giang phình rộng hơn mặt trống nên có chu vi 205 cm. Thân trống thắt ở giữa, nẩy nở ra phần tang trống và chân đế. Phần tang trống có 11 vòng tròn. Mỗi vòng lại có trang trí khác nhau, rất sinh động.

Trống đồng Xuân Giang còn gắn 4 vấu trên mặt trống và được biến thể thành 4 con cóc có khoảng cách đều nhau trên vòng 17,18. Cóc cũng có họa tiết hoa văn đơn giản, mõm nhọn, mắt lồi nhô cao và đều hướng theo chiều kim đồng hồ. Thân trống cũng có 4 vấu được tạo tác thành 4 đai nối tang và lưng trống. Đai này để buộc quai trống và có tác dụng khi chuyển dịch trống được thuận lợi. Đai trống có hình khum khum, dày chừng 0,35 cm, bản rộng 4 cm, dài 7 cm.

Với kiểu dáng, kích thước và họa tiết trang trí trên mặt, thân, chân đế tang trống, các nhà khoa học Việt Nam tạm xác định trống đồng Xuân Giang là chiếc trống đồng thời Đông Sơn, thuộc nhóm C theo cách phân loại của các nhà khoa học về trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam.

Cái gì tồn tại cũng có cái lý của nó. Và mọi cái lý đều bắt nguồn từ mảnh đất có con người sinh sống mà ra. Trống đồng Xuân Giang đúng là bảo vật của đất và người Bắc Giang. Việc phát hiện ra trống đồng Xuân Giang có ý nghĩa đặc biệt, cho phép xác nhận Bắc Giang là một vùng đất cổ. Nó là điểm nhấn quan trọng kết nối các phát hiện khảo cổ học khu vực lại thành một chuỗi liên tục từ thời đại đồ đá cũ sang thời đồ đá mới với thời đại đồ đồng, đồ sắt sớm, và sang thời Bắc thuộc. Việc tìm thấy chiếc trống đồng Xuân Giang, Bắc Lý như hai mảnh ghép cho phép xác nhận rằng: Thời tiền sử, thời đại đồ đồng, đồ sắt sớm nơi đây đã có con người cư trú. Cư dân thời đại ấy ở Bắc Giang đã cùng với cư dân Bắc Việt cùng nhau sinh sống và xây dựng lên các làng, các kẻ, các chạ và hình ảnh của các lớp dân cư đó còn lưu lại trong các địa danh, truyền tích, thần tích trên quê hương Bắc Giang.

Nét duyên quan họ Tam Tầng
(BGĐT) - Người dân đôi dòng sông Cầu lâu nay vẫn quan niệm, đã chơi quan họ phải "tinh mới tường", tức là phải hiểu, phải chơi có lề có lối, hát bằng trái tim và giữ gìn bản sắc truyền thống. Làng quan họ  Tam Tầng, xã Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang) là một trong số các làng quan họ còn giữ được “lửa” trong việc duy trì nét văn hóa sinh hoạt ấy ở vùng Kinh Bắc.
Sức sống dân ca Cao Lan
(BGĐT) - Dân ca Cao Lan (Sình ca) là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc Cao Lan. Ở tỉnh Bắc Giang, những điệu Sình ca vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Nguyễn Văn Phong

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...