Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nghề gác kèo ong trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Cập nhật: 19:48 ngày 27/06/2020
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau vừa tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Nghề gác kèo ong là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện UBND hai huyện U Minh và Trần Văn Thời.
{keywords}

Nông dân vùng U Minh Thượng thu hoạch mật ong rừng.

Việc công nhận Nghề gác kèo ong là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đã tạo thêm động lực cho người dân gắn bó với nghề có điều kiện phát triển kinh tế bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, giảm nghèo của địa phương.

Ông Tiêu Minh Tiên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, giá trị văn hóa đặc sắc của Nghề gác kèo ong đó là truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác theo truyền thống "cha truyền, con nối’’; đồng thời phát huy, bảo tồn gắn với khai thác du lịch, nhân rộng sản phẩm đặc trưng để thu hút khách du lịch đến vùng rừng U Minh Hạ tham quan, trải nghiệm. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng vẫn là vừa giữ được rừng, vừa tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng rừng gắn với bảo tồn Nghề gác kèo ong truyền thống.

"Thời gian tới, tỉnh Cà Mau tiếp tục phát huy hơn nữa giá trị của Nghề gác kèo ong theo hướng đảm bảo hiệu quả lâu dài bằng sự phát triển gia tăng về sản lượng đi cùng với chất lượng mật. Nếu mật ong không đảm bảo chất lượng sẽ không còn tính thương mại, ảnh hưởng đến việc bảo tồn văn hóa đặc sắc của Nghề gác kèo ong vừa được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Tỉnh Cà Mau định hướng tổ chức Hội thảo khoa học để bàn về phát triển Nghề gác kèo ong ở U Minh Hạ…’’ - ông Tiêu Minh Tiên thông tin thêm.

Sau khi công bố Nghề gác kèo ong được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, Ủy ban nhân dân hai huyện U Minh và Trần Văn Thời (Cà Mau) tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân làm Nghề gác kèo ong ở U Minh Hạ bảo tồn, phát huy nét văn hóa đặc trưng của vùng đất rừng tràm Cà Mau; phát triển nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch nhằm tạo sinh kế bền vững cho cư dân vùng rừng U Minh Hạ.

Ông Dư Bé Ba - Chủ tịch UBND huyện U Minh chia sẻ, Nghề truyền thống gác kèo ong hình thành đã hàng trăm năm, ông bà ta từ xa xưa đã có sáng kiến về gác kèo ong để dụ ong về làm tổ, thu hoạch thêm nhiều mật. Lúc đầu chỉ là kế sinh nhai, đến nay nghề này mang lại thu nhập đáng kể cho hàng ngàn hộ dân ở vùng rừng U Minh Hạ. Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, Nghề gác kèo ong được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Các hộ dân làm Nghề gác kèo ong ở U Minh Hạ rất vui mừng, phấn khởi trước thông tin này.

Nghề gác kèo ong ở U Minh Hạ chính vụ kéo dài từ đầu đến cuối mùa khô hàng năm, có hộ dân gác đến 300 - 500 kèo ong cho thu hoạch khoảng 600 - 1.000 lít mật/vụ, cá biệt có hộ gác đến 2.000 kèo ong. Mật ong rừng tràm có chất lượng rất tốt, dược tính cao, được dùng nhiều trong các sản phẩm dược đông y và sử dụng để bồi bổ sức khỏe nên rất nổi tiếng trong và ngoài nước. Cuối năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận sản phẩm mật ong U Minh Hạ là nhãn hiệu tập thể.

Lùi lễ trao giải Quả cầu Vàng đến cuối tháng 2/2021
Ngày 22/6, Ban tổ chức lễ trao giải Quả cầu Vàng 2021 - sự kiện mở màn mùa trao giải thường niên ở kinh đô điện ảnh Hollywood, thông báo lùi lễ trao giải năm tới thêm 2 tháng, tức là đến cuối tháng 2/2021.
Di tích Hỏa Lò mở cửa đêm
Ban quản lý Khu di tích nhà tù Hỏa Lò sẽ thực hiện hành trình trải nghiệm với chương trình "Đêm thiêng liêng-Sáng ngời tinh thần Việt" từ ngày 24/7. Chương trình sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc về chế độ nhà tù thực dân, nên khuyến cáo không đón trẻ em dưới 16 tuổi.
Phóng viên xông pha tuyến đầu phòng, chống dịch
(BGĐT) - Giữa lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cùng với các lực lượng tuyến đầu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, người làm báo Bắc Giang cũng tiên phong có mặt ở những “điểm nóng” để tác nghiệp.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...