Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ước vọng đầu năm

Cập nhật: 09:00 ngày 12/02/2021
(BGĐT) - Những ngày áp Tết, phố như rộn ràng thêm. Hương sắc mùa xuân đang tràn về khắp các nẻo đường, đến với mọi người, mọi nhà. Bước đi trong tâm thế ấy, có lẽ ai trong chúng ta cũng thấy vội vã hơn. Chẳng phải vội để đi cho hết những giây phút cuối của năm cùng tháng tận mà muốn gói ghém cho vẹn tròn những dang dở, để bước sang xuân mới với thật nhiều khát vọng và nguyện ước bình an.
{keywords}

Múa rồng trong ngày hội. Ảnh: Thế Dũng

Đi giữa trời xuân, lẳng lặng nghe mạch nhựa chuyển lên đầu cành để bật dậy những mầm xanh mà lòng cứ ngẩn ngơ thương nhớ về những điều xưa cũ. Cũng chẳng biết tự khi nào nhưng hễ bắt gặp một vòm cây trơ trụi chỉ còn sót lại vài ba chiếc lá mỏng manh tôi lại da diết nhớ về mảnh đất quê mình. 

Nơi đó có những hàng xoan mốc thếch, vươn cành khẳng khiu trên nền trời xanh xám. Có những gốc gạo già cứ lặng lẽ phơi mình trước nắng gió mà chắt chiu nhựa sống để đợi chờ mùa hoa. Và cả những gốc bưởi của bà, của mẹ mùa quả nào cũng vàng ươm ngóng Tết bên những chùm ổi trái mùa. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với tôi, với những người con đi xa của làng chính là những luống cải rực vàng bên bãi bồi ven sông ngày nổi gió.

Người quê tôi năm nào cũng gieo những vạt cải đầy ven bờ, ven bãi, ven bến sông Thương, để rồi cuối năm, khi gió đông sắp sửa qua đi là lúc vạt cải đua nhau bung nở. Không phải một nhánh, một cành, một bông mà cả một triền sông vàng ươm sắc hoa. Loài hoa ấy tuy không lộng lẫy kiêu sa, không nồng nàn, thánh thiện nhưng đủ làm ấm lòng biết bao thế hệ tuổi trẻ chúng tôi. 

Và dường như loài hoa quê mùa giản dị ấy không chỉ găm sâu vào ký ức mà còn cùng chúng tôi đi suốt dặm dài năm tháng như để nhắc nhở mỗi người hướng về cội nguồn… Đó cũng là lý do, trong thời khắc đất trời giao hòa dễ khiến con người ta hay nghĩ suy và chiêm nghiệm về những điều quá vãng. Khi ấy, hẳn ta sẽ không chỉ nhìn lại một năm sắp qua, nghĩ về một năm sắp đến mà còn hồi tưởng và chắp nối biết bao kỷ niệm vui buồn để trân trọng nâng niu. Bởi ta biết chắc rằng, ở đó luôn ấp ủ và giữ gìn những ấm áp của tình thân ruột thịt, của cội nguồn yêu thương.

Năm nay mùa đông đến muộn, rét buốt kéo dài suốt những ngày cuối năm. Có nhiều lúc, trong hoang hoải của bóng đêm, của thao thức, nghe những tiếng rao khuya khoắt vọng lên từ những góc phố thân quen đầy thao thiết tôi đã không khỏi giật mình. Xót xa biết bao cho những phận người chưa được đủ đầy may mắn. Xót cho cả những ai quanh năm phải làm lụng vất vả, buôn bán ngược xuôi vẫn chưa kịp về bên người thân ruột thịt trước lúc giao thừa. Cũng rất sẻ chia nếu như ai đó không thể về sum họp cùng gia đình trong những ngày xuân ngắn ngủi, để được đan chặt trong bàn tay mẹ, được nhận những bao dung, trìu mến từ cái xoa đầu lặng lẽ của cha, được tất bật lanh canh dọn dẹp cửa nhà. Và được cùng mẹ, cùng bà luấn quấn gói bánh chưng kể dông dài câu chuyện ngày cũ. 

Và sẽ còn lý thú biết bao khi được chen vai giữa chợ hoa trong chiều ba mươi Tết mua về những bông cúc vàng ươm, những bông hồng rực rỡ, thêm mấy bông thược dược thanh tao để dâng lên ban thờ tổ tiên. Mọi tất bật của một năm với nhiều biến cố thăng trầm sẽ được gói ghém lại. Những thiếu sót, thiệt hơn cũng được xuê xoa khi thời khắc cuối cùng của năm cũ trôi qua. Hơi ấm của mùa xuân mới lan tỏa. Niềm hạnh phúc như nhân lên khi con cháu quây quần đủ đầy trong bữa cơm gia đình chiều ba mươi Tết.

Năm mới bước sang, người người hân hoan đón thêm tuổi mới. Cha mẹ cũng thêm tuổi, thêm những sợi tóc bạc trên đầu và những chai sần đôi tay vì những hy sinh vất vả cho con cháu. Thêm những mùa xuân mới, có thể cha mẹ sẽ bớt đi phần nào sức khỏe, bớt đi những tinh tường khi tuổi già ập đến, nhưng bù lại, cha mẹ sẽ có thêm những mùa xuân yêu thương của sự đáp đền khi con cái trưởng thành luôn biết hướng về nguồn cội, hướng về những điều tốt đẹp, chân thành, biết lắng nghe và thấu hiểu, biết sẻ chia và trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

Thế đấy! Mùa xuân cứ như thực, như mơ mà âm thầm tiếp cho ta thêm thật nhiều sức sống. Chỉ một tiếng cười giòn, một bàn tay nắm chặt, một lời chúc đầu năm trong hương rượu thơm nồng chạm nhẹ vào môi cũng làm ta thêm xốn xang, hứng khởi. Bảo sao không mê đắm mùa xuân. Bảo sao không nồng nàn đón đợi. Không ngả nghiêng men say trong xuân ấm tình nồng đầy những yêu thương…

Thanh Mai 

Phát huy nét đẹp Tết trồng cây
(BGĐT) - Cách đây hơn 60 năm, mừng xuân Canh Tý, Bác Hồ phát động Tết trồng cây. Người viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Kể từ đó, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, nhân dân ta ở khắp mọi miền lại nô nức tổ chức ngày hội Tết trồng cây.
Bắc Giang: Gói quà Xuân cùng bệnh nhân ăn Tết
(BGĐT) - Ngày 28/1, Đoàn thanh niên Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang phối hợp Chi đoàn Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh tổ chức chương trình tình nguyện “Gói quà Xuân cùng bệnh nhân ăn Tết”.
Mang Tết đến người nghèo, nạn nhân da cam
(BGĐT) - Với hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, ngày Tết luôn đi liền với nỗi lo bởi sự “thiếu trước, hụt sau”. Thấu hiểu và sẻ chia với những trường hợp đó, mỗi dịp Tết đến, phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)" được Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) các cấp trong tỉnh Bắc Giang phát động. Nhờ đó, hàng nghìn suất quà đã mang mùa xuân đến sớm với người nghèo, trở thành nguồn động viên không nhỏ giúp họ có thêm nghị lực vươn lên.
Bưởi tạo hình đón Tết
(BGĐT) - Nắm bắt được nhu cầu người tiêu dùng những năm gần đây thường tìm mua những sản phẩm độc, lạ để trưng trong dịp Tết, anh Lê Thế Long (SN 1983), thôn Bình Giang, xã Bình Sơn, Lục Nam (Bắc Giang) đã tạo hình bưởi Diễn có dạng độc đáo. Nhờ vậy, mặc dù chưa đến Tết Nguyên đán nhưng hàng trăm quả bưởi đã được khách đặt mua với giá cao.
Về quê ăn Tết
(BGĐT) - Tết Tân Sửu 2021 là một tết đặc biệt - Tết có Covid. Từ Trung ương tới địa phương đều có các văn bản chỉ đạo chính quyền, người dân tăng cường phòng, chống dịch Covid- 19; trong đó vẫn hạn chế đông người, vận động người thân không nhập cảnh trái phép… Tết là sum vầy nhưng với tình hình dịch bệnh như này, liệu có nhất thiết phải về quê ăn Tết?
Chơi đào Tết
(BGĐT) - Năm nay có lẽ chủ đề Tết được bàn sớm hơn sau ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc cấm chặt đào rừng chơi Tết. Nhiều người bảo làm sao để biết được đâu là đào rừng, đâu là đào vườn? Rồi quản lý như thế nào để nông dân, người trồng đào không bị mất Tết. Xem ra chủ đề chơi hoa Tết không đơn giản.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...