Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khánh thành bảo tàng gạch ngói độc đáo tại Bắc Giang

Cập nhật: 15:20 ngày 13/09/2022
(BGDT) - Sáng 13/9, tại thôn Nam Lễ, xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) diễn ra lễ khánh thành Bảo tàng Gạch ngói và Sinh thái Thạch Môn Trang. 

Tới dự có các đồng chí: Đỗ Quang Trung, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - VHTTDL), Hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và một số sở, ngành tỉnh, UBND huyện Lạng Giang.

{keywords}

Các đại biểu cắt băng khánh thành Bảo tàng. 

Bảo tàng Gạch ngói và Sinh thái Thạch Môn Trang của gia đình ông Nguyễn Thế Cường và bà Nguyễn Thị Hà Châu, ở thôn Nam Lễ, xã Xương Lâm (Lạng Giang). Ông Cường hiện là Chủ tịch Tập đoàn Thạch Bàn, có hơn 50 năm gắn bó và thành công trong nghề sản xuất gạch ngói. 

Sau nhiều năm dày công sưu tầm hiện vật và nung nấu ý tưởng, gia đình ông Cường, bà Châu cùng các cộng sự đã cho ra mắt Bảo tàng Gạch ngói và Sinh Thái Thạch Môn Trang.

Bảo tàng được đặt trong khu sinh thái bao gồm 12 vườn cây các loại, trong đó có nhiều loại cây quý hiếm. Hiện Bảo tàng trưng bày bộ hiện vật có giá trị gồm 275 mẫu với 467 hiện vật gạch ngói các loại. Mô hình trưng bày bảo đảm tính khoa học, mỹ thuật theo các chủ đề: Hiện vật gạch ngói của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; gạch ngói của một số nước trên thế giới; sa bàn mô hình sản xuất gạch thủ công, gạch tuynel và một số dụng cụ sản xuất gạch thủ công xưa. 

{keywords}

Ông Nguyễn Thế Cường, Giám đốc Bảo tàng (người đầu tiên bên trái) giới thiệu những hiện vật. 

Bên cạnh đó, Bảo tàng còn trưng bày tư liệu, hình ảnh phong phú, đa dạng về quá trình hình thành, phát triển của Tập đoàn Thạch Bàn từ năm 1959 đến nay.

Những hiện vật trưng bày tại Bảo tàng cho thấy chủ nhân rất công phu, tâm huyết sưu tầm nhiều hiện vật quý hiếm, có giá trị lịch sử văn hóa sâu sắc, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng. Đây là bảo tàng ngoài công lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đồng thời là bảo tàng gạch ngói đầu tiên trên cả nước.

Tại đây, đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL Bắc Giang trao quyết định cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập cho những người sáng lập Bảo tàng Gạch ngói và Sinh thái Thạch Môn Trang. 

Phát biểu tại lễ khánh thành, đồng chí Mai Sơn ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, tâm huyết của gia đình ông Nguyễn Thế Cường trong việc đầu tư, dày công sưu tầm để có một bảo tàng độc đáo ngoài công lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Để công trình hoạt động hiệu quả, phát huy giá trị trong thời gian tới, đồng chí đề nghị Cục Di sản Văn hóa tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho Bảo tàng phát triển. Sở VHTTDL Bắc Giang, trực tiếp là Bảo tàng tỉnh quan tâm giúp đỡ Bảo tàng Gạch ngói và Sinh thái Thạch Môn Trang thông qua việc hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ; góp ý xây dựng quy chế hoạt động bảo đảm đúng pháp luật; thường xuyên có sự kết nối, trao đổi hiện vật, tổ chức các đợt trưng bày. 

Đồng chí đề nghị gia đình ông Nguyễn Thế Cường tiếp tục hoàn thiện các nội dung, thủ tục liên quan đến quản lý nhà nước như: Xây dựng quy chế, bố trí nhân lực để quản lý, duy trì hoạt động theo quy định của pháp luật. UBND huyện Lạng Giang, UBND xã Xương Lâm quan tâm tạo điều kiện để Bảo tàng hoạt động, từ việc bảo đảm an ninh trật tự, tuyên truyền, quảng bá để mọi người đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu. 

Về lâu dài, các cơ quan chức năng phối hợp Bảo tàng Gạch ngói và Sinh thái Thạch Môn Trang nghiên cứu, xem xét đăng ký, làm thủ tục để công nhận nơi đây trở thành điểm du lịch khi đáp ứng đủ điều kiện. 

Một số hình ảnh tại lễ khánh thành:

{keywords}

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

{keywords}

Đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL Bắc Giang trao quyết định cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Gạch ngói và Sinh thái Thạch Môn Trang. 

{keywords}

Đồng chí Mai Sơn ký lưu bút tại Bảo tàng.

{keywords}

Các đại biểu tham quan gian trưng bày hiện vật.

{keywords}

Nhiều hiện vật quý bằng gạch, ngói cách đây vài trăm năm được sưu tầm, trưng bày tại Bảo tàng.


Tin, ảnh: Công Doanh
Khánh thành Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Nhân dịp 55 năm Ngày mất Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (6/7/1967-6/7/2022), chiều tối 2/7, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và gia đình tổ chức Lễ khánh thành Bảo tàng và chính thức mở cửa phục vụ khách tham quan, tại số 144 Đặng Thái Thân, thành phố Huế.
“Bảo tàng” kỷ vật của nhà báo già
(BGĐT) - Gặp ông lần đầu mà tôi ngỡ như thân quen từ lâu. Tôi và ông cứ rôm rả xoay quanh hành trình ba mươi năm qua, ông cần mẫn sưu tầm đồ vật sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp bằng đá, cùng kỷ vật chiến tranh với mong muốn lưu truyền về lịch sử cho thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý"
(BGĐT) - Sáng 20/4, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trưng bày chuyên đề "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý; Các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Những kỷ vật đi cùng năm tháng".
  

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...