Thứ tư, 01/05/2024
Bắc giang 24 °C / 23 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bồi đắp “phù sa” văn hóa Việt

Cập nhật: 06:50 ngày 22/01/2023
(BGĐT) - Trong thời khắc “trời - đất giao hòa”, xuân này, chúng ta cùng nhớ lại tròn 80 năm trước, Ðề cương Văn hóa Việt Nam (1943) ra đời và xuân nay cũng là thời điểm đánh dấu sau gần nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. 

Trước đó, cuối năm 2021 đã diễn ra một sự kiện quan trọng là Hội nghị văn hóa toàn quốc. Những quyết sách tại hội nghị được đánh giá như bản Đề cương Văn hóa lần thứ 2 với mục tiêu tiếp tục xây dựng, giữ gìn, phát huy, phát triển nền văn hoá Việt Nam trong tình hình mới.

Ngọn đuốc soi đường cho quốc dân đi

Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943) là một văn kiện lịch sử quan trọng, thể hiện ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc trong sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa tiến bộ, nhân văn và dân chủ. Đồng thời, thể hiện sự lãnh đạo của Đảng với tầm nhìn chiến lược về sự phát triển của đất nước ngay từ khi cách mạng còn chưa giành được chính quyền về tay nhân dân. Đề cương Văn hóa Việt Nam xác định xây dựng nền văn hóa Việt Nam, bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật, “sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới”; khẳng định ba nguyên tắc: “Dân tộc hóa”, “Đại chúng hóa”, “Khoa học hóa”; sự nghiệp văn hóa là của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định rõ tính chất nền văn hóa mới Việt Nam là “dân tộc về hình thức, tân dân chủ về nội dung”.

Được hình thành trong quá trình lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, văn hóa Việt Nam với bản sắc của những giá trị truyền thống, bản lĩnh, làm nên tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trở thành giá trị, chuẩn mực trong thang giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tiềm tàng và được phát huy cao độ, trở thành giá trị cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng mỗi khi dân tộc bị ngoại xâm. 

Đề cương Văn hóa 1943 tiếp nối truyền thống, mạch nguồn sức mạnh đó, là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, góp phần thức tỉnh, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân vùng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, xóa bỏ sự nô dịch về văn hóa của chủ nghĩa thực dân, phong kiến, góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám “long trời, lở đất”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công nông, vô sản đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu Á. 

{keywords}

Trình diễn nghệ thuật ca trù tại xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa). Ảnh: Thành Sơn.

Sức mạnh đó được phát huy cao độ làm nên chiến thắng “Chín năm là một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” và đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân 1975, non sông thu về một mối. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc; hình thành nên những giá trị cao đẹp, bền vững. Trong công cuộc đổi mới, tiếp tục phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc, định hướng, soi đường cho dân tộc, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Chăm lo nền tảng tinh thần của xã hội

Văn hóa dẫn dắt, chi phối đời sống tinh thần, thúc đẩy hành động, làm nên giá trị tốt đẹp về lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, giản dị, tinh tế, hiếu học, trí tuệ, hòa hiếu... của con người Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế, Đảng ta nhấn mạnh văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển KT-XH. Văn hóa là nền tảng, tạo sức mạnh nội sinh đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu đến năm 2030, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Văn hóa dẫn dắt, chi phối đời sống tinh thần, thúc đẩy hành động, làm nên giá trị tốt đẹp về lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, giản dị, tinh tế, hiếu học, trí tuệ, hòa hiếu... của con người Việt Nam.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, văn hóa đứng trước nhiều thời cơ, thuận thợi, nhưng cũng đối diện với những khó khăn, thách thức. Điều dễ thấy là môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, tội phạm có chiều hướng gia tăng. Văn hóa ứng xử nơi công cộng, ở công sở, trong gia đình, nhà trường, xã hội có nhiều bất cập. Sự suy thoái về tư tưởng, xuống cấp về đạo đức, tha hóa về lối sống của một bộ phận, trong đó có giới trẻ gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Nạn tham nhũng, hối lộ, làm ăn phi pháp, lối sống buông thả, sống gấp, thói cơ hội chính trị... còn diễn ra trong đời sống. Các hành vi bạo lực, phản cảm, ứng xử thiếu văn hóa có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị chậm được rút ngắn. Bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị phai nhạt. Nhiều dân tộc thiểu số đã và đang mất dần nét văn hóa đặc sắc trong tiến trình phát triển, hội nhập.

Gìn giữ, phát huy, phát triển văn hóa Việt Nam những năm tiếp theo là nhiệm vụ rất quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước. Tận dụng cơ hội, phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế và vượt qua được thách thức sẽ là cách tốt nhất để văn hóa thực sự trở thành động lực và mục tiêu cho sự phát triển, từ đó sẽ thực sự “soi đường cho quốc dân đi” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao.

Ôn lại Đề cương Văn hóa Việt Nam 80 năm trước, cùng với những định hướng lớn từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 sẽ là một trong những việc làm thiết thực khơi dậy và hiện thực hóa ý chí tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, tiếp tục bồi đắp “phù sa” văn hóa Việt, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

TS. Lê Vĩnh Bình

Xây dựng đời sống văn hoá: Kinh nghiệm từ thực tiễn
(BGĐT) - Từ quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, ngành và đồng thuận của toàn dân, Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) ở TP Bắc Giang (Bắc Giang) đã đạt được kết quả thiết thực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. 
Làm tốt công tác khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình trong xây dựng đời sống văn hoá
(BGĐT) - Chiều 27/12, đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và công tác gia đình tỉnh chủ trì hội nghị với đại diện các cơ quan, đơn vị thành viên thống nhất một số nội dung, hình thức tổ chức lễ tổng kết phong trào năm 2021.
Đẩy mạnh hợp tác văn hoá, thể thao, du lịch giữa hai tỉnh Bắc Giang và Xay Sổm Bun (Lào)
(BGĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 481/KH-UBND ngày 25/8/2022 về thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Bắc Giang và tỉnh Xay Sổm Bun (Lào) giai đoạn 2021- 2025, trong năm 2023, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức nhiều hoạt động hợp tác trên lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch.

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...