Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa / Tác giả, tác phẩm
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trần Đức và "Đường về Tây Yên Tử"

Cập nhật: 10:50 ngày 15/09/2017
(BGĐT) - Tôi không bất ngờ khi Trần Đức ra cuốn sách "Đường về Tây Yên Tử" gồm phóng sự, ghi chép đã chọn lọc về các chuyến đi thực tế những năm qua. Điều bất ngờ với tôi có lẽ xảy ra đã lâu khi Trần Đức đăng tải tin, bài trên báo chí trong tỉnh. 

{keywords}

Từ một người nhiếp ảnh ở phố làng rồi phóng viên của Báo Bắc Giang, anh đã thành một cây bút chuyên nghiệp. Xưa nay chữ nghĩa không phải dễ với người trái nghề. Dường như nghề viết lách, với tôi, có điều gì đó khó lý giải. Khối nhà giáo mà viết câu không thành. Khối người học vấn cao mà mắc những lỗi sơ đẳng về ngôn từ, cú pháp. Phải chăng nghề viết là do năng khiếu trời cho hay là do sự cần mẫn của việc học và đọc?

Trần Đức là người sống lặng lẽ, nặng về nội tâm, nhạy cảm. Bên vẻ ngoài nho nhã, nói năng nhỏ nhẹ, tính tình điềm đạm là cái nhìn nồng ấm, tỉnh táo, góc cạnh cuộc sống. Với người cầm bút, đặc biệt là nhà báo, đó là điều phải có và được đánh giá cao, nhất là khi xã hội ngồn ngộn, ngổn ngang sự thực đời sống. Tính phát hiện và đi liền sự lý giải hiện thực là cần thiết với nhà báo và cũng là đòi hỏi của quần chúng. Đọc những phóng sự, ghi chép của nhà báo Phó Tổng Biên tập Báo Bắc Giang Trần Đức, tôi nhận ra một giọng nói thủ thỉ kiệm lời, chân tình, mộc mạc về những điều mà anh nhận thấy, cảm thấy. Đó là vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí, lôi cuốn của dãy núi Phan- xi- păng, là tiếng đập náo động và khoảng lặng những đàn cò của một thầy giáo làng, là sự day dứt đằng sau những nhà lầu bề thế ở thôn quê… Là nhà báo, Trần Đức đi nhiều. Ấy là lẽ đương nhiên. Nhưng anh không phải là người đến đâu viết đấy mà chỉ cầm bút khi cảm xúc trỗi dậy, khi sự thực buộc phải lên tiếng. Điều ấy rất rõ trong Minh oan vải thiều, Nửa làng bị lừa, Nhà lầu thôn quê, Cấm Sơn đôi dòng, Điệp khúc từ vùng than…

25 tác phẩm ở một tập sách đầu tay quả là không ít. Ấy là tác giả đã chọn lựa, nếu không, hẳn là rất nhiều. Tôi biết, anh có lắm bài trên báo chí trung ương, địa phương. Lại nghĩ, ít hay nhiều chẳng làm nên giá trị cuốn sách. Sức nặng của tác phẩm không phải ở số lượng chữ, là đầy đủ đề tài, vùng miền mà là cái nghĩa, là sự tác động tới đời sống, là cách nhìn, tầm nhìn của tác giả.

Đọc "Đường về Tây Yên Tử", chúng ta cảm nhận một tấm lòng, một nghĩ suy của một nhà báo nhiệt huyết gắn bó với cuộc sống, với nghề nghiệp hiện nay. Ấy là điều đáng quý, đáng trân trọng. Và, đó là thành công của cuốn sách này

Đỗ Nhật Minh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...