Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa / Tác giả, tác phẩm
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Số 0 tinh nghịch

Cập nhật: 14:57 ngày 20/11/2018
(BGĐT) - Trong dãy số tự nhiên
Số không vốn tinh nghịch
Cậu ta tròn núc ních
Nhưng nghèo chẳng có gì…

Thêm đuôi bỗng phát “phì”
Số không thành số chín
Treo ngược lên mà đếm
Số chín rơi mất ba

Chơi “chồng nụ chồng hoa”
Hai số không thành tám
Chống gậy đi thăm bạn
Số không hóa số mười.

Dương Huy

{keywords}

Với các em học sinh, hệ số đếm đầu tiên rất quan trọng. Đó như là những bậc thềm đầu tiên để cho em chập chững bước vào bao hành trình của những tri thức khoa học sau này. Cứ ngỡ như số không bị xếp ra ngoài ít tham dự vào những phép tính nhân, chia, cộng, trừ thì với con mắt của nhà thơ Dương Huy, số không lại trở nên sinh động và có ích vô cùng với bao sự biến hóa kỳ diệu từ bản thân ngỡ như không có gì đó. Cái hay của bài thơ là sự phát hiện dí dỏm từ hình thể, từ sự thêm bớt để tạo ra những kết quả khác nhau, giá trị định lượng khác nhau mang tới những giá trị khác nhau.

Bắt đầu từ sự quan sát số không : “Cậu ta tròn núc ních/ Nhưng nghèo chẳng có gì”. Hai có câu thơ thật có lý vì không có là “nghèo” mặc dầu bản thân béo tròn núc ních. Chính sự ngược đời này đã tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ đầu tiên ở mức độ so sánh gợi ra trí tò mò tưởng tượng của các em. Thật thú vị khi cho thêm đuôi vào số không thì thành số chín bỗng phát phì (nghĩa là lớn hơn).

Nhưng sự phát hiện của nhà thơ Dương Huy không chỉ dừng ở sự thêm bớt vốn giản đơn dễ nhận ra. Ở đây ông biến hóa như trò chơi làm xiếc ảo thuật biến hình: “Treo ngược lên mà đếm/ Số chín rơi mất ba”. Ông không nói là thành số sáu nhưng chắc chắn các em sẽ nhận ra bằng sự quan sát trực giác của mình. Cái tài nữa của nhà thơ là từ một trò chơi “chồng nụ và chồng hoa” vốn quen thuộc ở độ tuổi các em, ông cho xếp hai số không chồng lên nhau thành số tám. Nếu như ở trên phải thêm, phải treo ngược thì ở đây bản thân số không khi xếp chồng đã tạo ra một con số khá chững chạc ấn tượng.

Nếu bài thơ dừng lại ở đây thì mới hay ở sự sắp xếp liên tưởng ngộ nghĩnh chứ chưa tạo được dấu ấn cảm xúc. Thì đây, một cái kết rất nhân hậu đã nâng tầm ý nghĩa của số không, của bài thơ lên khi: “Chống gậy đi thăm bạn/ Số không hóa số mười”. Đọc xong ta cứ bâng khuâng về “cái gậy” của con số một. Đây cũng là con số đầu tiên cho các em cái “gậy thần” bước vào con đường học vấn tương lai mở ra trước mắt…

Khoảng trời hoa tím
(BGĐT) - “Qua rặng nhãn, rẽ phải, tới cái cổng có giàn hoa giấy ấy”.
 
Nơi hạnh phúc ở lại
(BGĐT) - Thầy ơi, chỗ này bị dột!
- Chỗ này nữa thầy ơi!
- Chỗ này cũng dột nữa!
 
Điều còn mãi
(BGĐT)- Đang ở trong phòng sách, tôi nghe tiếng gọi của bà xã:
- Anh à! Anh xuống ngay đi!Vẫn ngồi yên, tôi nói vọng xuống:
- Có việc gì thế? Anh đang bận tý!
Nhà tôi nói to hơn, giọng không bình thường:
- Cô Tam trên Chũ xuống chơi, có việc gấp!
 

Nguyễn Ngọc Phú (Chọn và bình)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...