Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa / Tác giả, tác phẩm
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Số 1

Cập nhật: 10:14 ngày 21/03/2019
(BGĐT) - Quỳnh Trang bực bội đâm giận cả bố. Gần hết lớp 6 rồi mà bố lúc nào cũng một bước theo con. Bọn bạn nhìn thấy cứ chê là trẻ con, là Trang sữa. Về nhà, thế nào Quỳnh Trang cũng phản ứng với mẹ để bố thôi “ám” đi, con gái lớn còn gì.

Tháng Ba hướng về ngày thành lập Đoàn, bao nhiêu là hoạt động tập thể, chuyện học văn hóa dường như được các thầy, cô giãn ra. Lớp Quỳnh Trang được giao khá nhiều việc từ văn nghệ đến làm báo điện tử, vẽ tranh… cứ hết giờ học là bạn bè lại túm tụm làm từng phần việc do cô chủ nhiệm phân công. Quỳnh Trang lo văn nghệ cho lớp từ chọn tiết mục, bài hát đến sắp xếp dàn diễn viên, nhạc công… cứ là bận túi bụi.

{keywords}

Tình bạn. Tranh sưu tầm.

Công việc đang suôn sẻ thì bỗng xảy ra tình huống mới: Ban tổ chức hội thi văn nghệ yêu cầu bắt thăm công diễn và không phải nhóm vũ quốc tế của Quỳnh Trang được chọn, lớp chỉ có nhóm dân ca của Liên được biểu diễn. Công tập luyện bao ngày đổ xuống sông, là công cốc. Nhóm vũ quốc tế bỏ đi uống trà sữa.

Trong tiệc trà sữa do Quỳnh Trang bao, mọi người bàn tán đủ điều: Dân ca có gì là hay, lạc hậu thấy mồ thời đại này không chọn vũ quốc tế mới lạ? Mà cái Liên sao số nó sướng thế, ai cũng quan tâm, học thì tuần nào cũng nêu gương trước trường, đi hát cũng lại chọn nhóm dân ca của nó, thật là nhà quê… Lan man chuyện nọ xọ chuyện kia trời tối lúc nào không biết, cả nhóm nháo nhào tản về, Quỳnh Trang nán lại thanh toán rồi lên xe điện vút ra đường. Bỗng roẹt… ầm. Một chiếc xe hơi đèn sáng quắc hất Trang sang một bên đường. Trang ngất lịm và được mọi người đưa vào viện cấp cứu. Khi tỉnh dậy, Trang thấy chân trái cuộn băng nẹp kín, đầu mặt xây xước mấy chỗ. Dần dần, Quỳnh Trang đã nhớ lại giây phút vội vã khi không có người cha giám sát mà bấy lâu mẹ con Trang phản đối. Vốn chỉ có cô con gái nhưng cha mẹ Trang tỏ lòng yêu thương khác nhau. Ai cũng coi con là nhất, là số 1 nhưng bố là doanh nhân chủ động được thời gian nên thường xuyên giám sát con gái. Mẹ thì chiều Trang mọi thứ, hễ con gái cần gì đều được đáp ứng. Muốn vào lớp chọn, mẹ hỗ trợ. Muốn quần áo đẹp, yên tâm đủ các kiểu. Không thích đi xe đạp, có xe đạp điện loại xịn ngay. Tiền tiêu vặt, ăn quà bạc triệu mỗi ngày. Giờ thì què chân nằm đây, chờ vài ngày chụp não xem có ảnh hưởng gì không. Khổ bác lái xe chạy đi chạy lại, ôm cả bọc tiền vào viện nộp cho bố Trang không ông sẽ làm ầm lên.

Nằm trong phòng điều trị theo yêu cầu một mình, Quỳnh Trang cứ vẩn vơ nghĩ. Cuối cùng bao giờ cũng nhớ tới Liên không hiểu vì lòng đố kỵ hay khinh miệt. Liên rõ là quê kệch, nhà mãi ngoại thành đi cái xe mini cũ, tóc tết sam hai bím, quần áo thì chỉ hai bộ đồng phục mà diễn sao cái gì nó cũng nhất lớp. Trong khi đó, ở nhà mình là nhất, ở lớp mấy đứa bạn thân gọi Trang là số 1 vì xe đẹp, quần áo diện (trừ hai ngày trường bắt buộc mặc đồng phục) lại có tiền thỉnh thoảng bạn bè ăn quà xả láng…

Đang miên man nghĩ, Trang thấy có người nhẹ nhàng đẩy cửa vào phòng. Nhổm dậy, Trang thấy Liên xách cạp lồng vào bên giường ra hiệu cứ nằm xuống. Liên bảo: Thấy tớ nói chuyện, mẹ tớ bảo mang cho cậu con chim hầm tẩm bổ. Cậu yên tâm, bồ câu nhà nuôi với nước cốt dừa, ngải cứu, gừng vườn nhà ăn vào chỉ có nhanh lành vết thương thôi. Vừa nói, Liên vừa xúc đồ ăn cho Trang một cách khéo léo. Không còn cách nào khác, Trang há miệng nhai miếng chim câu nhừ tơi, ngọt thỉu tuy mùi hơi hăng hắc nhưng ngon tuyệt. Có lẽ bao thứ sơn hào hải vị Trang từng ăn chưa thấy bữa nào ngon lành thế này. Quỳnh Trang thấy xấu hổ vì câu nói “nhà quê” bấy lâu gán cho Liên khi nghe bạn thì thầm:

- Bạn bè trong lớp thấy Trang bị tai nạn buồn lắm, ai cũng nhắc tới bạn. Tớ nhận chép toàn bộ bài cho cậu có đồng ý không? Cứ yên tâm chữa bệnh nhé, có chúng tớ luôn bên bạn mà.

Từng lời lẽ chân tình của Liên như thấm đẫm vào tim gan Quỳnh Trang kể từ chiều xuân ấy.

Bìm bìm nở muộn
(BGĐT) - Bố cháu gọi cô lên.Thằng Hoàn lên tiếng gọi. Mùi nghĩ là mình ù tai nên nghe nhầm. Cô tiếp tục đảo thuốc. Tiếng đũa cọ vào thành chảo loạt xoạt. 
 
Mẹ con
(BGĐT) - "Con đã bảo với bà bao nhiêu lần rồi, là từ giờ bà đừng đi bán rau nữa, bây giờ bà có thiếu thốn gì nữa đâu. Cơm các con nuôi bà không thiếu một bữa, quần áo các con mua cho bà đầy cả một tủ, bà ngồi chơi không phải sướng hơn sao!"
 
Em hứa là sẽ không buồn nữa
(BGĐT)- Tôi biết em tình cờ qua cuộc offline của thành viên một câu lạc bộ những người bị ung thư. Tôi là nhân viên kinh doanh của công ty dược đồng hành cùng với những chiến binh dũng cảm này. Phần tự bạch của em trong diễn đàn khiến tôi chú ý. Tôi 29 tuổi. Đang khỏe mạnh. Sống tử tế. Và tôi bị ung thư.
 

Lan Hương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...