Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa / Tác giả, tác phẩm
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngày tết của ông tôi

Cập nhật: 07:00 ngày 23/04/2019
(BGĐT) - Mỗi năm, cứ đến tháng Tư là cả nhà tôi rộn rã, lâng lâng cảm xúc như ngày Tết Nguyên đán. Như có một năng lực siêu nhiên thúc giục, chúng tôi lại nghĩ về lịch sử, về sự kiện giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, về những anh hùng ngã xuống "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".

Ngay từ đầu tháng, ông nội tôi đã bảo con cháu đi mua quốc kỳ mới vì sợ tới lúc đó người ta mua nhiều rồi "cháy" hàng. Người già là vậy, lo trước, lo xa, có khi là lo cả một đời. Phải ngoan ngoãn vâng lời thôi, vì nếu có giải thích thì ông giận, rồi càm ràm: "Tụi bay có biết là ngày xưa thế hệ của ông chiến đấu gian khổ thế nào không. Phải cực khổ, thiếu thốn trăm bề mới có ngày hôm nay hòa bình, no ấm, vui vẻ. Phải trân trọng lịch sử hào hùng của Việt Nam các cháu ạ".

{keywords}

Minh họa: Đinh Hương.

Những ngày tháng Tư, ông nội đi nhiều nơi, nói nhiều hơn. Đôi chân già nua chai sần từng hiên ngang trên mọi chiến trường giờ lập cập, yếu đuối, phải nhờ chiếc gậy làm bạn. Nhưng ông chẳng chùn bước, nhất định phải đến các buổi họp cựu chiến binh, đồng đội năm xưa. Có năm, ông rủ cả hội cựu chiến binh về nhà để mở tiệc, nhâm nhi tách trà, ly rượu rồi rôm rả nhắc về thời trai trẻ. Bao giờ cũng vậy, cứ sống lại những giây phút oanh liệt một thời là ông mang những kỷ vật chiến tranh cất trong tủ cho mọi người xem. Có một bức ảnh mà ông chụp cùng đồng đội được ép nhựa cẩn thận, cất trong chiếc hộp gỗ kỹ càng. Bức ảnh hiếm hoi, dù hơn 40 năm trôi qua vẫn không nhòe. Cầm trên tay bức ảnh, môi ông run run nhắc về những người ngã xuống, cả hội lặng đi giây lát như là cách để tưởng nhớ. Chúng tôi ngồi vây quanh cảm thấy kính trọng, thán phục vô cùng!

Tháng Tư, vào những bữa cơm có mặt đầy đủ con cháu là ông say sưa kể về những chiến công hào hùng của quân, dân Việt Nam. Những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập, tự do; những thiếu niên dũng cảm vì Tổ quốc; những bà mẹ Việt Nam Anh hùng đào hầm nuôi giấu bộ đội... Thật ra ngày thường ông vẫn nói, vẫn kể như một ông giáo giảng bài, nhưng vào tháng Tư, đúng hoàn cảnh, đúng không gian khiến lòng ông háo hức, nôn nao nên nhớ rất nhiều chuyện thú vị. Cũng nhờ ông mà chúng tôi hiểu biết thêm nhiều điều trân quý về lịch sử nước nhà.

Tháng Tư nữa lại về trong sự hân hoan của gia đình tôi. Không để ông nhắc, chúng tôi, những đứa cháu rất rõ tâm lý ông đã vội vàng đi mua những thứ ông cần. Ông mỉm cười với vẻ mãn nguyện. Và vui sướng hơn khi mẹ tặng ông một bộ đồ bộ đội mới để tiện đi hội họp. Mẹ phải cất công nhờ nhiều nơi mới có người may được loại y phục này. Ông lặng lẽ cất bộ đồ sờn cũ vào tủ (của người bạn tặng), mặc thử đồ mới, ngắm nghía hồi lâu trong gương như cậu trai trẻ đôi mươi. Những lúc ấy, tôi hiểu ông đang hồi tưởng về ký ức vàng son của mình.

Đồng đội
(BGĐT) - Ông Lâm ngồi thu lu trên dát giường đơn trong căn nhà trống gần nghĩa trang liệt sĩ. Mưa. Mùa hạ ở vùng núi cao này là những cơn mưa bất chợt. Có thể ban đầu chỉ là những hạt mưa lâm râm hoặc lộp bộp thoảng vài hạt tưởng như ông trời vung vảy tay hất ít nước nhưng rồi đám mây đen lê lết kéo tới, mưa ào ào trút xuống như một túi nước khổng lồ bị đứt dây buộc. 
 
Ảo ảnh
(BGĐT) - Bình điện thoại khi tôi đang chuẩn bị đi làm, lúc hơn 7 giờ sáng. Chưa bao giờ anh chàng gọi giờ này, đơn giản bởi giấc ngủ của một họa sĩ tự do thường bắt đầu sớm nhất lúc 3 giờ sáng. Khi công chức nhà nước như tôi vội vã đến công sở, Bình còn ngủ vùi. Vì cái sự lạ lùng ấy mà tôi phải cố nán lại, dù biết rất có thể lát nữa sẽ phải đối mặt với cái cau mày của chị trưởng phòng.
 
Tấm ảnh cũ
(BGĐT) - Hiệu ảnh có tên “Hưng còm” của tôi thực ra chỉ là cái gầm cầu thang của cửa hàng lương thực cũ. Đêm, tôi bận mò mẫm rửa ảnh nên sáng ra có ai gọi cửa thì phải là khách quen mới dám, kiểu như: “Anh lấy ảnh để làm hồ sơ kịp chuyển vùng”. Nhiều khi, nhìn khuôn mặt người trong ảnh vừa khô thuốc thì mặt người đến lấy ảnh còn mướt mát mồ hôi.
 

Vũ Thanh Thanh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...