Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 29 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa / Tác giả, tác phẩm
Văn hóa / Tác giả, tác phẩm
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Sáp nhập

Cập nhật: 07:00 ngày 03/08/2019
(BGĐT) - Dạo này, đi đến đâu cũng nghe người ta bàn tán về chuyện “sáp nhập”. Chỗ này, chỗ kia, túm năm, tụm ba, hễ đông người là chuyện này lại rôm rả. Quán bà Sen đầu làng, không sáng nào là không “hội thảo”. 

Các bà biết không? Mười bảy khu xã mình sẽ sáp nhập lại chỉ còn năm khu thôi nhé. Thế cơ á? Vậy có khu mới sẽ ôm cả ba, bốn khu hiện nay cơ à? Thì đấy. Sẽ là như vậy đấy. Đang yên đang lành, sáp với chả nhập. Chẳng biết để giải quyết vấn đề gì? Giải chứ sao lại không? Sáp nhập để tinh giản cán bộ, để tăng tính cộng đồng, để giảm chi phí hành chính, để để… 

{keywords}

Minh họa: ĐH

Thôi thôi thôi! Để để cái gì nữa? Đã đâu vào đâu mà các bà cứ rối cả lên! Chả thế lại không à? Đến xã cũng còn sáp nhập nữa cơ ông nhá! Không đủ tiêu chí diện tích, tiêu chí dân cư thì sáp nhập lại. Thế thôi. Xong khu rồi đến xã. Xong xã rồi đến huyện. Ti vi chả nói mãi còn gì?

Chán chuyện sáp nhập khu dân cư, người ta lại bàn đến chuyện sáp nhập xã. Xã mình sẽ sáp nhập với xã Minh Quang à? Vậy thì trụ sở ủy ban sẽ đặt ở xã nào? Cả hai cái đều vừa mới xây xong, to đẹp hoành tráng thế, giờ bỏ đi một chiếc thì phí quá. Phí là phí thế nào? Chuyển làm công trình văn hóa khu vực hay trường học chả tốt quá rồi còn gì? Ôi dào! Khéo lại như ngày trước. Sáp nhập tỉnh huyện to đùng ra rồi lại tách, trở lại như cũ. 

Tốn kém không biết bao nhiêu mà kể. Trước khác, giờ khác. Với lại, lần này chỉ làm ở khu với xã thôi. Nhưng mà ai sẽ làm chủ tịch nhỉ? Số cán bộ dôi dư thì tính sao? Gớm! Các vị ăn cơm rau muống mà cứ bàn chuyện thế giới. Bàn ngay việc khu mình đây này. Xã, huyện, tỉnh? Mặc kệ trên. Lãnh đạo người ta sẽ lo. Mình lo việc làng mình đã. Cái sát sườn chả bàn cứ đi bàn cái tận đẩu tận đâu. “Lo bò trắng răng”. “Cầm đèn chạy trước ô-tô”. Thế là câu chuyện lại quay về việc “sáp nhập” khu dân cư.

Cũng như các khu, làng khác trong xã, dân hai khu Bảy và Tám của làng Cổ Cò cũng xôn xao chuyện này. “Sáp là phải. Nhập là đúng. Trở lại làng Cổ Cò như xưa đi, cho nó ấm cúng, đoàn kết”. “Gọi ngay tên làng cũ ấy. Các cụ ngày trước chả tính toán chán ra mới đặt tên cho làng là Cổ Cò đấy”. “Tí sửu, dần sàng, thiên văn, địa lý cân nhắc lắm chứ lại”. “Tên làng hiền như củ khoai củ sắn, vậy mà ấn tượng phết”. “Thì vưỡn! Tự hào nữa chứ?”. “Đấy, các bà xem, thử xa làng vài hôm đi. Không chả nhớ da diết làng Cổ Cò ra ấy chứ”. 

“Thì nơi chôn nhau cắt rốn của mình mà lị!”. “Mà sao cứ phải đặt tên các khu dân cư thứ tự theo con số nhỉ? Có phải thời chiến tranh đâu mà cần phải giữ bí mật?”. “Thì thế”. “Tôi ngẫm từ ngày tách làng mình thành hai khu, mọi thứ kém đi thì phải?”. “Đúng là vậy, Bảy, Tám ghép lại nghĩa là thất bát chứ còn sao nữa”. “Ừ nhỉ! Khéo thế thật. Ngẫu nhiên hai con số ấy lại rơi đúng vào làng mình. Đen thật!”. “Thôi! Nhân đợt này sáp nhập, theo tôi đề nghị xã “trả lại tên cho em”. Cứ Cổ Cò mà gọi”. “Chuẩn. Ông thế mà thông minh”…

Việc sáp nhập khu dân cư ai cũng mong sớm thành hiện thực. Toàn dây mơ rễ mái, con cháu trong nhà ở rải rác hai khu chứ có phải ai đâu mà xa lạ? Giờ về cùng khu với nhau chả tốt quá rồi còn gì? Thì nguyên bản trước kia là một mà. Làng Cổ Cò, Hợp tác xã Cổ Cò. 

Mãi tới khi khoán hộ, chia ruộng, giao đất cho từng nhà, Hợp tác xã Cổ Cò giải thể, con cháu đông lên, tách ra, xã mới chia làng này thành hai khu dân cư đấy chứ. Bố mẹ khu Bảy, con cháu khu Tám. Đi đâu, có ai hỏi ở đâu, dân khu Bảy hay khu Tám vẫn bảo mình là người làng Cổ Cò, xã ấy, huyện ấy chứ có ai nói khu nọ khu kia đâu? Thế nên, nhập lại, “trả lại tên cho em” là đúng.

Mấy tuần nay, lãnh đạo hai khu khá tâm trạng. Người vui mừng, kẻ lo lắng. Vui vì chuyến này sẽ được nghỉ, không phải “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng nữa”. Phụ cấp mấy chục nghìn chả đủ tiền xăng xe báo họp mà đủ các thứ việc đến tay. Xin nghỉ mấy lần mà tổ chức cứ ép. 

Giờ khu lớn rồi, phụ cấp nâng lên thật đấy nhưng trình độ không đảm đương được, xin các ông cho tôi nghỉ. Giá bảo cán bộ xã thì còn níu kéo, đằng này “đầu binh cuối cán” thì xin kiếu. Số này đa phần là cánh trẻ. Họ muốn rảnh rang làm kinh tế. Ngược lại, số trung tuổi, nằm trong các dòng họ lớn thì muốn làm tiếp. Chả gì cũng có tí chức sắc trong làng. Đang yên đang lành giờ lại sáp nhập. Không khéo mình bị dôi dư cũng nên.

Cơm trưa xong, ngồi uống nước xỉa răng ở bàn, ông Lủ nói với vợ:

- Có lẽ đợt này tôi phải nghỉ trưởng khu bà ạ?

- Thế thì tốt quá - Bà Lủ chép miệng đáp - Ông nghỉ về trông coi cửa hàng cho vợ chồng thằng Lân. Dạo này, tôi thấy chúng nó bận túi bụi ra đấy. Hàng họ nhập xuất liên tục. Khách đông, nhiều lúc rối cả lên. Có ông chắc sẽ thuận hơn nhiều.

Ông Lủ thoáng ngạc nhiên. Tưởng bà này sẽ tiếc cái chân trưởng khu của mình nào ngờ lại đồng ý liền. Ông hỏi lại cho chắc chắn:

- Mấy hôm nay thấy bà buồn buồn, tưởng bà nghĩ cho tôi, tiếc cái chân trưởng khu?

- Giời ạ! Tiếc gì mà tiếc? Tôi đâu có nghĩ thế? Tôi nghĩ là nghĩ cái việc kinh doanh của vợ chồng thằng Lân nhà mình đây này. Thấy chúng vất vả quá mà chẳng phụ giúp được gì. Nghe tin sáp nhập khu, tôi định nói với ông tiện thể đợt này nghỉ luôn đi. Già rồi, về mà giúp vợ chồng nó. Cho lớp trẻ nó làm.

- Mẹ con nói đúng đấy. Bố nghỉ, về phụ cho con. Ghi chép sổ sách, trông coi cửa hàng, đưa đón các cháu đi học. Nghỉ đúng lúc dân người ta tiếc mới quý, chứ để họ chán rồi mới nghỉ thì còn ra gì nữa.

Vợ chồng ông Lủ cùng quay về phía tiếng nói. Anh Lân, con trai họ từ trong buồng vừa bước ra vừa nói. Nga, vợ Lân đi sau cũng tham gia:

- Mẹ và nhà con nói đúng đấy bố ạ. Bố nghỉ trưởng khu về phụ cho vợ chồng con bán hàng. Kinh doanh đợt này đang vào. Thuê người thì không tiện. Gì bằng người nhà mình trực tiếp quản lý. Với lại, chúng con đang có ý định thành lập công ty. Bố về làm cố vấn cho nhà con nha?

Ông Lủ thật sự bất ngờ. Vậy mà cả tuần nay ông cứ lăn tăn mãi với cái chức trưởng khu. Ông đưa lên bàn cân giữa mình với cậu Hiếu, trưởng khu Tám xem ai hơn. Cậu ta trẻ, có trình độ, là đảng viên, cựu chiến binh, cũng dăm năm trưởng khu rồi. Nó thạo vi tính, lướt mạng cập nhật phây búc phây biếc gì vèo vèo. Rất uy tín với dân làng, hàng xã. Hơn mình là cái chắc. 

Thời buổi này đua sao kịp với lớp trẻ? Mình chỉ được cái sống lâu lên lão làng thôi. Sáp nhập vào, hai trưởng khu còn một, dẫu có bầu, chắc gì mình đã trúng? Ba mẹ con bà ấy nói có lý. Cửa hàng kinh doanh phân bón, cám cò của vợ chồng thằng Lân đang ăn lên làm ra. 

Nó mà thành lập công ty, mình làm cố vấn cho nó cũng hay. Ngần này tuổi rồi, cứ lóc cóc từng nhà đôn đốc họp hành, ma chay, cưới xin, quyên góp ủng hộ từ thiện, thông báo đặt vòng tránh thai, tiêm phòng chó dại… đủ thứ việc, kể cũng nản.

- Bố thấy đấy, năm nào vợ chồng con cũng được người ta mời đi du lịch tham quan - Anh con trai nói tiếp - Đấy là chưa thành lập công ty nha. Chứ có công ty rồi, tư cách pháp nhân đầy đủ rồi thì còn khá nữa. Doanh số cao, ngoài tiền và quà thưởng ra, trên tổng công ty họ còn động viên tài trợ những chuyến tham quan nữa bố ạ. Nhiều người còn được đi nước ngoài cơ. Bố ủng hộ vợ chồng con đi. Thì vẫn là phục vụ nông nghiệp, phục vụ nông dân mình mà bố.

- Con nó nói phải đấy - Bà Lủ tiếp lời - Ông không phải tiếc cái chức trưởng khu nữa. Nhiều người to hơn ông, đợt này cũng phải nghỉ đấy. Chi bằng, ông báo cáo tổ chức xin nghỉ trước đi. Vừa được tiếng lại vừa được việc cho con mình.

Đêm nằm cạnh vợ, ông Lủ thao thức mãi. Làng Cổ Cò của ông đang thay đổi từng ngày. Sáp nhập lại, chắc chắn sẽ còn đổi mới nữa.

Phiên họp chi bộ chuyên đề về sáp nhập. Ông Sơn, Phó Bí thư đảng ủy trực tiếp dự và truyền đạt chủ trương của trên. Ông nói đại thể đó là xu thế tất yếu. Thời đại bốn chấm không, trình độ dân trí, cán bộ nâng lên rồi, hội nhập phát triển rồi nên quy mô làng xã phải phù hợp. Mỗi khu hành chính sẽ còn một số chức danh chính nhưng đều phải kiêm nhiệm. Do đó, trình độ cán bộ phải nâng lên cho đủ tầm.

Chờ cho ông Sơn triển khai xong, ông Lủ đứng lên phát biểu. Ông hoàn toàn đồng tình với chủ trương này. Riêng phần ông, ông xin nghỉ chức danh trưởng khu với lý do tuổi cao, trình độ thấp và hứa sẽ làm hết trách nhiệm cho công tác sáp nhập. Ông còn đề nghị lấy tên Cổ Cò đặt tên cho khu mới và tiến cử cậu Hiếu trưởng khu Tám làm trưởng khu sau khi sáp nhập. 

Ông Sơn và cả chi bộ khá bất ngờ. Cứ tưởng ông Lủ sẽ gây khó khăn việc này, nào ngờ ông ấy lại chủ động xin nghỉ và đề xuất những ý tưởng hợp lòng dân đến vậy. Mọi người thay nhau phát biểu. Ai cũng ủng hộ chủ trương của trên và ghi nhận công lao của ông Lủ. Ông Sơn kết luận: quy trình sáp nhập sẽ thực hiện từng bước. Công tác cán bộ sẽ được cân nhắc cẩn thận. Việc đồng chí Lủ xin nghỉ, thường trực đảng ủy xã sẽ xem xét trên cơ sở vừa theo quy hoạch, vừa có tính kế thừa phát triển.

Sau cuộc họp chi bộ, dân tình hai khu náo nức hẳn lên. Việc ông Lủ xin nghỉ trưởng khu cũng loang ra. Ai gặp ông Lủ cũng vồn vã, xởi lởi. Người ta bộc bạch đủ điều xung quanh câu chuyện sáp nhập. Mẹ con, vợ chồng anh Lân vui ra mặt. Họ nghĩ ngay tới công ty của mình. Nước nổi bèo nổi, khu lớn làng to, công ty của gia đình anh ra đời hợp thời quá rồi còn gì.

Bìm bìm nở muộn
(BGĐT) - Bố cháu gọi cô lên.Thằng Hoàn lên tiếng gọi. Mùi nghĩ là mình ù tai nên nghe nhầm. Cô tiếp tục đảo thuốc. Tiếng đũa cọ vào thành chảo loạt xoạt. 
Nụ cười hạnh phúc
(BGĐT) - -Chủ nhật này mẹ tao sẽ cho tao xuống phố chơi đấy.
- Hè này, mẹ tao hứa sẽ cho tao về ngoại. Thằng Phan và thằng Xô khoe với nhau niềm vui vì có mẹ. Chúng liếc nhìn Thương bằng cặp mắt đồng cảm:
- Mẹ mày mất rồi. Ba thì đi làm ăn xa. Bà ngoại mày thì già yếu. Tội mày. Phan bảo.
Bắc Giang trấn áp các ổ nhóm tội phạm phức tạp
(BGĐT) - Phạm pháp hình sự, gây rối trật tự công cộng, cưỡng đoạt tài sản liên quan đến “tín dụng đen”, bảo kê ... thời gian qua gây bức xúc dư luận, khiến người dân lo lắng, bất an. Trước tình hình đó, lực lượng công an Bắc Giang đã tập trung trấn áp, không để xảy ra phức tạp.
Trao thưởng cho 2 công dân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
(BGĐT) - Ngày 12-4, Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức trao tặng Giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh cho hai công dân là Nguyễn Văn Lập (SN 1986) và Dương Văn Đại (SN 1985) cùng trú tại thôn Nội Đình, xã Yên Sơn (Lục Nam) vì thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. 
Bộ Công an lần đầu tiên dẫn độ tội phạm theo luật mới
Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an tổ chức bàn giao đối tượng bị yêu cầu dẫn độ về Bun-ga-ri. 
Cảnh báo tội phạm ma túy trong giới trẻ
(BGĐT) - Tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đặc biệt, gần đây, xuất hiện loại tội phạm dụ dỗ, mua chuộc, khống chế các em học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy nhằm tránh sự chú ý của cơ quan chức năng.

Truyện ngắn của Đỗ Xuân Thu
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...