Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa / Tác giả, tác phẩm
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giới thiệu sách: “Tằng cẩu”- Không chỉ là vẻ đẹp thiếu nữ

Cập nhật: 14:39 ngày 21/03/2023
(BGĐT) - Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa ra mắt độc giả tiểu thuyết “Tằng cẩu” của nhà văn, nhà báo Hoàng Thế Sinh. Đây là cuốn sách đặc sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Tây Bắc mà nhà văn trải nghiệm, dụng công thể hiện qua mấy chục năm gắn bó với mảnh đất này.

Với gần 300 trang sách nhỏ xinh, tác giả dường như mơ, như thực kể về cuộc sống cộng đồng người Thái Tây Bắc. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống vùng núi Mường Sưa, cánh Rừng Thiêng hùng vĩ, dòng suối Xia trong mát tự bao đời. Cuộc sống bắt đầu đổi thay khi có những con người rắp tâm phá phách làm hại mẹ thiên nhiên. Ấy là những kẻ xấu từ miền xuôi lên cấu kết với những người bản xứ ngang nhiên phá hoại tài nguyên, thu lợi cá nhân và gieo vào lòng người nơi đây những ý tưởng, lối sống thác loạn, mất dần bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong “Tằng cẩu”, tác giả đi sâu khai thác tâm lý nhân vật Hoa Ban, thiếu nữ người Thái đen xinh đẹp nghiêng ngả núi rừng nhưng cuộc sống xô đẩy như định mệnh “hồng nhan bạc phận”, cô gái phải trải qua bao thăng trầm mới bảo vệ được hạnh phúc của mình. Bà Nếp sinh được hai con gái là Lò Nhi Hoa Lúa và Lò Nhi Hoa Ban là những đóa hoa lộng lẫy núi rừng. Khi chị gái Hoa Lúa đi lấy chồng, mẹ có tuổi yếu đi rồi Hoa Ban dần nhận ra trách nhiệm cá nhân mình. Cũng đúng lúc đó, sau cuộc thi người đẹp, Hoa Ban giành vương miện và nghiễm nhiên nằm trong “tầm ngắm” của những kẻ săn cái đẹp. 

Cuộc sống thử thách Hoa Ban khi mẹ ốm nặng, cần rất nhiều tiền để chữa bệnh. Doanh nhân Tắc Kin như vị cứu tinh mà lại cáo già tìm cách chiếm đoạt cô gái Thái nức tiếng xinh đẹp. Sự giằng xé nội tâm của cô gái Thái trước chuyện “tằng cẩu”- lấy chồng làm xúc động đến nghẹt thở người đọc ở bao nhiêu thử thách, có lúc tưởng như bế tắc. Và rồi cháu bé Lò Như Bun, bốn tuổi là con trai của Hoa Ban với chàng kỹ sư Đin đã giải thoát. Hoa Ban đã được “tằng cẩu” đàng hoàng, hạnh phúc trong vòng tay bạn bè và dân bản Mường Sưa sau chuỗi ngày gian truân, thử thách.

{keywords}

Giá trị và sự hấp dẫn của tiểu thuyết của Hoàng Thế Sinh không chỉ là khắc họa tính cách, miêu tả nội tâm nhân vật hay xây dựng tuyến ác- thiện thường thấy trong tuyến nhân vật mà dụng công vươn tầm lên trên hết là trân trọng, bảo vệ cái đẹp. Rừng Thiêng với hang động bí ẩn, hàng trăm nghìn cây cối nguyên sinh được nhà văn gọi tên, lượng giá trị văn hóa, tinh thần và vật chất. Trong kẻ ác Tắc Kin, Mường Sưa là nơi kiếm tiền và là kho giấu bạc vàng châu báu của chúng. Còn những người yêu rừng, yêu bản như Pẩu pú Ló Luông, kỹ sư Đin, Hoa Ban… cùng bao thế hệ dân bản gìn giữ rừng, coi rừng núi sông suối là cuộc sống của mình. Với ngòi bút tài tình của nhà văn, đúng là người - cảnh hòa quyện, Nguyễn Du từng mách bảo “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, cỏ cây hoa lá, sông suối quanh Hoa Ban, dân làng hay bọn người Tắc Kin đều có nét biểu cảm riêng. Có lúc bức tranh thiên nhiên hiện ra như bản nhạc trữ tình sống động, vậy nên đọc nhiều, độc giả bảo Hoàng Thế Sinh viết tiểu thuyết như làm thơ, làm nhạc. Hãy đọc, nhìn hay lắng nghe một đoạn: Mùa hạ/ bầu trời mở ra mênh mông/ nắng tỏa ánh sáng rừng rực khắp không gian… tiếng ve kêu ra rĩ nhoi nhói như nuối tiếc mùa hè vui sắp xa… vầng mây trắng, mây vàng bay lang thang trên đỉnh núi Giăng phía bắc (đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thiên nhiên trong tác phẩm văn chương Hoàng Thế Sinh).

Quả thực, cứ thế từ cảnh lễ hội chung đồng bào Tây Bắc nơi Tú Le, Khau Soong gắn với sự tích hoa ban; bài cúng của thầy mo đến phong tục chọc sàn, tằng cẩu, tắm suối, múa xòe… đều có đoạn dùng hai thứ tiếng ngập tràn nét văn hóa đa sắc vùng núi này. Đó là vốn kiến thức sâu sắc qua rèn giũa, tích lũy, trải nghiệm và tài năng thể hiện của người cầm bút lão luyện tuyệt vời như Hoàng Thế Sinh.

Cảnh Mạnh

Phía trước sông trôi
(BGĐT) - Thuở bé tôi thường ra sông chơi. Con sông tuổi thơ không có tên, nhỏ nhắn uốn lượn giữa hai bờ dâu. Người ta bảo đó là con sông cổ, con sông thiêng của vùng đất cổ. Bên kia sông, bãi dâu rộng ngút tầm mắt. Có một dạo đói kém người ta đào hết các cội dâu già để trồng ngô. Ngô răng ngựa hạt ken dày, ninh thế nào cũng không nhừ nhai mỏi răng. 
Những đám mây rực rỡ
(BGĐT) - 1. Những chiếc kẹo bông gòn rực rỡ sắc màu được tạo nên từ đôi bàn tay của mẹ. Đó là những ngày tháng xa xưa.
Hạnh phúc giản đơn
(BGĐT) -   Đêm đã về khuya, sương mù nằng nặng như mưa kéo thêm cái lạnh len lỏi giữa núi rừng âm u. Bà Hoa vẫn miệt mài bên chiếc máy khâu cũ tỉ mẩn chạy lại đường chỉ cho những chiếc áo khoác để kịp sáng mai chồng bà mang đi. Với ông bà, hạnh phúc chính là được đi bên cạnh nhau, cùng gắn bó với mảnh đất núi rừng này và được làm những điều tuy giản đơn mà ấm áp.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...