Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Siết chặt quản lý doanh nghiệp đưa thực tập sinh sang Nhật Bản

Cập nhật: 10:10 ngày 18/01/2018
Nhiều doanh nghiệp (DN) cạnh tranh không lành mạnh trong việc đưa thực tập sinh sang Nhật Bản bằng cách giảm các quyền lợi của người lao động (NLĐ) để có được hợp đồng. 
{keywords}

Nhật Bản được đánh giá là thị trường triển vọng trong năm 2018. Ảnh minh họa.

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), năm 2017, Nhật Bản là thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam tăng vượt trội. Tính đến hết tháng 12-2017, số lượng thực tập sinh (TTS) được phái cử sang Nhật Bản đạt 54.504 người, bằng 136,47% so với cùng kỳ năm 2016, nâng tổng số TTS  Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản lên hơn 100 nghìn người.

Năm 2017, Việt Nam trở thành nước có số lượng TTS phái cử nhiều nhất trong số 15 nước phái cử TTS sang Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng về ngành nghề. Nhận định của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho thấy, trong những năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác lao động. Nhật Bản là một trong các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt, được nhiều lao động Việt Nam quan tâm và đăng ký tham gia.

Tuy nhiên, việc đưa TTS sang Nhật Bản thời gian gần đây, đã xuất hiện một số hiện tượng gây ảnh hưởng xấu đến việc tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Cụ thể, nhiều TTS Việt Nam phải chịu mức phí quá cao so với quy định và so với mặt bằng chung. Nhiều NLĐ đăng ký đi thực tập tại Nhật Bản đã phải chịu các chi phí chuẩn bị nhưng không được đưa đi. Một số TTS vi phạm pháp luật, bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp…Tại Nhật Bản, tỉ lệ bỏ trốn ra ngoài mới chỉ khoảng 3%. Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố rằng nếu tỉ lệ lao động bỏ trốn quá mức 5% thì sẽ ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết trong năm 2018, riêng thị trường Nhật Bản kiên quyết xử lý các công ty phái cử thu phí xuất cảnh cao hơn quy định. Làm tốt công tác tuyển chọn để NLĐ sau khi sang Nhật Bản làm việc hoàn toàn yên tâm, không có những phát sinh như bỏ trốn ra ngoài làm việc, ăn cắp vặt hay tự động ra ngoài nhận việc làm thêm nhằm mục đích hoàn vốn nhanh.

Hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng TTS sang Nhật Bản làm việc, Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có quy định các điều kiện đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa TTS sang Nhật Bản.

Theo An Nhiên/ANTĐ


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...