Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nguy cơ đuối nước từ lò gạch bỏ hoang

Cập nhật: 09:26 ngày 08/10/2018
(BGĐT) - Dù đã bị "khai tử" song dọc tuyến sông Cầu chảy qua địa bàn huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vẫn còn vô số lò gạch thủ công cùng nhiều thùng vũng chưa được tháo dỡ, lấp bỏ. Không ít vụ tai nạn chết đuối thương tâm đã xảy ra tại những lò gạch này. 

Chiều muộn ngày 21-9 vừa qua, tại thôn Yên Hà (xã Yên Lư) xảy ra vụ tai nạn đuối nước khiến em Trần Thị Tình (SN 2005), trú tại thôn Tân Sơn 2 (cùng xã) tử vong. Người thân của em cho biết, vì hôm đó được nghỉ học nên Tình cùng ba người bạn trong thôn rủ nhau ra hồ nước cạnh lò gạch của thôn tắm. Phát hiện Tình bị đuối nước, nhóm bạn đi cùng xuống cứu nhưng bất thành do mực nước khá sâu, khi người dân có mặt thì đã muộn. 

{keywords}

Khu vực xảy ra vụ đuối nước tại thôn Yên Hà, xã Yên Lư ngày 21-9 vừa qua.

Ông Nguyễn Quốc Thước, Chủ tịch UBND xã Yên Lư cho biết: “Sau khi ngừng hoạt động, nhiều lò gạch thủ công trên địa bàn xã bị bỏ hoang. Đến nay, địa phương đã chuyển đổi phần lớn diện tích sang nuôi thủy sản. Riêng 20 ha thuộc thôn Yên Hà, Yên Sơn vẫn chưa chuyển đổi được do các chủ lò gạch không đồng ý”.

Chiều 1-10, phóng viên có mặt tại thôn Yên Hà nhận thấy nguy cơ tai nạn luôn hiện hữu. Tại khu vực này còn vài chục lò gạch chưa được tháo dỡ triệt để. Nằm ngay bên cạnh là hàng chục thùng vũng sâu do trước đây người dân lấy đất làm gạch để lại. Bà Ngô Thị Tình, người dân sống gần khu vực vừa xảy ra vụ đuối nước chia sẻ: “Cách đây vài năm tại đây cũng xảy ra vụ việc tương tự. Kể từ đó, trẻ em đến khu vực này tắm cũng giảm”. Ngay sau vụ tai nạn, gia đình bà Tình bỏ ra hơn chục triệu đồng mua lưới B40 rào chắn toàn bộ phần đất tiếp giáp với khu vực lò gạch cũ.

Ghi nhận thực tế dọc tuyến sông Cầu, đoạn từ xã Nham Sơn đến bến phà Đồng Việt cho thấy còn hơn 20 lò gạch thủ công chưa được tháo dỡ triệt để. Tại thôn Cựu Dưới, xã Đồng Phúc, chúng tôi nhận thấy nhiều em nhỏ đang nô đùa ngay gần khu vực có lò gạch trước đây. Theo người dân, những lò gạch này đã có từ lâu, nhiều chỗ đào sâu 5 - 7 m. Do đó, nếu không có người trông coi, quản lý thì sẽ rất nguy hiểm.

Dù chưa có thống kê chính thức về số vụ đuối nước xảy ra tại các khu vực lò gạch thủ công bỏ hoang nhưng thực tế năm nào ở huyện Yên Dũng cũng xảy ra đuối nước tại các khu vực dọc sông Cầu. Riêng năm 2017, toàn huyện có 7 trẻ em gặp nạn. Đáng chú ý, khoảng 17 giờ ngày 12-9-2017, hai em Vũ Quang Hiển và Nguyễn Quốc Đạt (cùng SN 2004), học lớp 8, Trường THCS Nham Sơn đi tắm tại bãi bồi ven sông Cầu bị đuối nước.

Nhằm giảm thiểu tai nạn đuối nước, năm nào UBND huyện Yên Dũng cũng xây dựng kế hoạch tăng cường các biện pháp chăm sóc, giáo dục, phòng tránh đuối nước ở trẻ em. Quá trình thực hiện, UBND huyện nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu địa phương, cơ sở thiếu trách nhiệm để xảy ra các vụ việc đáng tiếc trên địa bàn quản lý. Ngay sau vụ đuối nước ở thôn Yên Hà, Chủ tịch UBND huyện có công văn phê bình Chủ tịch UBND xã Yên Lư.

Trước đó, Chủ tịch UBND các xã Nội Hoàng, Trí Yên cũng bị phê bình với lý do tương tự. Ông Bùi Quang Huy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Để hạn chế các vụ việc tương tự, tới đây UBND huyện giao cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã rà soát, có cơ chế hỗ trợ cho các địa phương trong việc tháo dỡ cũng như chuyển đổi diện tích lò gạch thủ công sang nuôi thủy sản. Trước mắt, UBND huyện yêu cầu các địa phương lắp đặt biển cảnh báo tại những khu vực này, nếu còn để xảy ra tai nạn, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”.

Tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho học sinh
(BGĐT)- Sáng 2-10, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, phường Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang) tổ chức chương trình tuyên truyền kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh. 
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương thăm, động viên gia đình có hai con tử vong do đuối nước
(BGĐT) - Ngày 31-8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương đã đến thăm, chia buồn, động viên gia đình có hai con tử vong do đuối nước tại xã Phương Sơn (Lục Nam). Cùng đi có đại diện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, huyện Lục Nam. 
 
Đuối nước âm thầm cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 trẻ em Việt mỗi năm
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2015-2017, trên toàn quốc có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. 
 

Sơn Quang

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...