Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cảnh giác trước cơ hội việc làm “ảo”

Cập nhật: 07:00 ngày 28/10/2018
(BGĐT) - Lợi dụng nhu cầu tìm việc của nhiều người, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt thông tin tuyển dụng "việc nhẹ, lương cao", khóa học làm giàu... Thế nhưng thực tế không ít trường hợp bị lừa mất tiền hoặc công việc không như quảng cáo.  

Đủ chiêu trò

Chỉ cần lướt qua một số trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay thực hiện thao tác tìm kiếm việc làm đơn giản trên Google, hàng trăm kết quả sẽ hiển thị. Hình thức tìm việc nhanh, gọn, dễ dàng này thu hút đông đảo sự quan tâm của giới trẻ, sinh viên, người cần việc.

{keywords}

Người lao động cần đến các địa chỉ uy tín để đăng ký tuyển dụng. Ảnh: Phiên giao dịch việc làm lưu động do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức tại huyện Lục Nam.

Tốt nghiệp THPT, em Trần Cẩm Anh ở thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) muốn tìm việc làm để hỗ trợ gia đình. Vào mạng, không khó để Cẩm Anh tìm thấy những thông tin tuyển dụng như: Tuyển nhân viên chạy bàn 10 nghìn đồng/giờ, nhân viên bán quần áo 3 triệu đồng/tháng… Do không muốn xa nhà nên cô gái trẻ bị hấp dẫn trước dòng tin “việc làm tại nhà thu nhập cao không mất vốn”. Theo hướng dẫn, Cẩm Anh để lại số điện thoại, chừng nửa tiếng sau có một phụ nữ liên lạc với em. Cụ thể công việc của Cẩm Anh là xâu chuỗi hạt tại nhà. Xưởng giao nguyên vật liệu đến tận nơi và hứa hẹn sẽ thu mua lại sản phẩm. “Để nhận được đơn hàng, em phải đặt cọc 1 triệu đồng. Đợi mãi cũng chả thấy người ta gửi về, hỏi thì bảo phải đợi chuyến sau. Lâu quá nên em thôi, coi như là học phí để lấy kinh nghiệm”, Cẩm Anh chia sẻ.

Đang bán quần áo online, nghe bạn bè mách trên Facebook có nhiều các khóa học dạy kinh doanh, thu hút khách xem trang cá nhân nên chị Trần Thị M, phường Trần Phú (TP Bắc Giang) cũng vào mạng tìm hiểu. Sau khi khảo sát thấy tài khoản T.D có hơn một nghìn lượt theo dõi, lại đang được giảm giá 30% giá trị gói học nên chị đăng ký. Để tham gia, người sử dụng phải đóng 350 nghìn đồng tạo tài khoản truy cập trên mạng. Thời gian học theo khung từ 7 - 8 giờ tối với 10 buổi. Tuy nhiên sau khi học, chị M phát hiện họ chủ yếu quảng cáo cho một số sản phẩm của công ty chứ không đúng là dạy cách kinh doanh hiệu quả.

Hiện có nhiều người, nhất là các bạn trẻ, bà mẹ bỉm sữa đã bị rơi vào “bẫy” tuyển dụng ảo khi được yêu cầu đóng tiền để làm việc tại cửa hàng, công ty, nhận việc về nhà rồi đến những mô hình dạy làm giàu, kinh doanh online, bán hàng đa cấp… Điểm chung của những nhà tuyển dụng online là sử dụng các tài khoản mạng xã hội có đến vài nghìn bạn bè, hàng chục nghìn lượt người theo dõi, nhờ đó tạo được sự tin cậy cao của người tìm việc.

Chớ nhẹ dạ cả tin

Đại tá Lại Văn Đông, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Bắc Giang) khuyến cáo người dân cần cảnh giác khi đăng ký tuyển dụng qua các tài khoản trên mạng. Hiện nay chiêu trò và thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi, cách thức lừa đảo cũng rất đa dạng như: Dụ dỗ người lao động tham gia khóa học không có giá trị, bỏ phần cấp chứng chỉ nhằm lấy tiền của người học; cung cấp thông tin công việc mập mờ; bỏ qua nhiều cam kết khi tuyển dụng; sử dụng tên công ty gần giống với doanh nghiệp lớn tạo hiểu lầm cho người tìm việc.. “Lợi dụng tâm lý của người dân ngại làm việc với cơ quan điều tra nên không trình báo khi bị lừa. Do vậy, dù số tiền nhỏ thì người dân cũng cần trình báo tại cơ quan công an, để có căn cứ xử lý các đơn vị, cá nhân có hành vi lừa đảo người lao động”, Đại tá Lại Văn Đông nói.

{keywords}

Nhiều tin tuyển dụng được đăng tải trên trang mạng xã hội.

Thực tế đã có một vài vụ việc vi phạm được đưa ra pháp luật. Cuối năm 2017, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh đã bắt ba đối tượng gồm: Thân Thị Toan, 50 tuổi, trú tại xã Nghĩa Trung (Việt Yên); Nguyễn Tuấn Giảng, 63 tuổi, trú tại tổ 8, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân và Nguyễn Thị Thi, 54 tuổi, trú ở tòa nhà Ruby 2, phường Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) vì có hành vi lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng thông qua hình thức huy động vốn đầu tư tiền ảo bitcoin, trong đó nhiều nạn nhân là người dân tỉnh Bắc Giang.

Còn theo ông Nguyễn Văn Huế, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội), bản thân người có nhu cầu tìm việc, đóng tiền tham gia các khóa học cần tìm hiểu rõ trước khi tham gia. Nhưng tốt nhất là tìm việc ở các kênh chính thống như sàn giao dịch việc làm hoặc trực tiếp tại trung tâm, tránh bị lừa. Hiện Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã mở sàn giao dịch online (địa chỉ vlbacgiang.vieclamvietnam.gov.vn) và các buổi tuyên truyền, giới thiệu việc làm lưu động. Từ đó người lao động có nhu cầu dễ dàng tìm được công việc phù hợp, uy ín.

Thiết nghĩ, để tránh sập bẫy lừa đảo việc làm qua mạng, bản thân người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển dụng, đăng ký tìm việc tại những nơi uy tín; nâng cao hiểu biết, cảnh giác của bản thân trước các chiêu trò. Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm; đẩy mạnh tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng.

Đoàn viên thanh niên TP Bắc Giang kiến nghị quan tâm giải quyết việc làm
(BGĐT) - Ngày 25-10, UBND TP Bắc Giang tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu HĐND, UBND TP, Tỉnh đoàn với đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Cùng dự có lãnh đạo các phòng, ngành TP và phường, xã; cán bộ đoàn, đội phường, xã, trường học, thôn, tổ dân phố trên địa bàn.
 
Lao động có việc làm mới tăng gần 4%
(BGĐT) - Theo báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lục Nam (Bắc Giang), 9 tháng năm nay, trên địa bàn huyện có 3,8 nghìn lao động có việc làm mới, đạt 100% kế hoạch, tăng gần 4% so cùng kỳ năm ngoái.
 

Khôi Nguyên

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...