Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hiệu quả từ chọn mô hình sản xuất phù hợp

Cập nhật: 15:32 ngày 05/12/2018
(BGĐT) - Nâng cao tiêu chí thu nhập được xem là mục tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả giảm nghèo bền vững. Vì vậy, ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã lồng ghép, phân bổ nguồn hỗ trợ, nhân rộng các mô hình, dự án sản xuất, khơi dậy tính chủ động, tự lực vươn lên của người nghèo. 

Phát huy lợi thế địa phương

Theo kết quả sơ bộ sau rà soát, thống kê hộ nghèo, cận nghèo năm 2018, toàn tỉnh còn hơn 33,2 nghìn hộ nghèo, chiếm 7,31%; giảm hơn 9,5 nghìn hộ và 2,22% so với năm 2017, vượt mục tiêu đề ra; hộ cận nghèo còn hơn 32,1 nghìn hộ, chiếm tỷ lệ 7,07%.

{keywords}

Các thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh kiểm tra mô hình nuôi bò sinh sản tại xã Đồng Tiến (Yên Thế).

Sơn Động là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh với 35,6%, giảm 5,61% so với năm 2017. Bà Vi Thị Tú, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện cho biết, đơn vị chủ động tham mưu với lãnh đạo huyện bố trí kinh phí để hỗ trợ hộ nghèo xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Từ kinh phí 1,4 tỷ đồng của Chương trình 30a, huyện triển khai dự án nuôi ong tại 4 xã: Bồng Am, Vân Sơn, Cẩm Đàn, Tuấn Đạo với 162 hộ nghèo tham gia.

Trước đó đã có một số xã như: Chiên Sơn, Cẩm Đàn, Quế Sơn được hỗ trợ, hiện đang duy trì hiệu quả các mô hình. Ví như xã Quế Sơn năm 2015 được chọn triển khai dự án nuôi thỏ kết hợp trồng trọt. Cùng với trợ giúp cây, con giống, vắc xin phòng bệnh, xã chỉ đạo các hội, đoàn thể xây dựng Câu lạc bộ “Thoát nghèo bền vững”. Nhờ sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau về kỹ thuật chăm sóc, đầu ra sản phẩm nên các hộ đều có nguồn thu ổn định.

Trong giai đoạn 2016-2018, thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, toàn tỉnh được phân bổ gần 388 tỷ đồng; hơn 50% trong số này được dành hỗ trợ hộ nghèo về vốn, giống, phân bón, kỹ thuật khi tham gia các mô hình, dự án giảm nghèo.

Tại Lục Nam, lãnh đạo huyện giao trách nhiệm cho người đứng đầu các xã, thị trấn trong triển khai, đánh giá kết quả giảm nghèo. Mỗi đơn vị lựa chọn từ 1-2 mô hình sản xuất phù hợp để hỗ trợ nhân rộng. Đơn cử như tại xã Bảo Sơn, với thổ nhưỡng, địa hình đồi núi nên bà con phát triển diện tích cây dứa. Ông Đào Đình Phượng, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo giảm nghèo xã cho biết, kinh phí của Chương trình 135 được dành để cải tạo đường giao thông qua 4 thôn đặc biệt khó khăn gồm: Hồ Sơn 1, Quất Sơn, Đồng Cống, Đoái giúp người dân tiêu thụ nông sản thuận lợi.

Trao “cần câu” để thoát nghèo bền vững

Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh triển khai 69 dự án, mô hình giảm nghèo với hơn 19,6 nghìn lượt hộ nghèo tham gia. Một số dự án được duy trì hiệu quả như: Nuôi bò sinh sản tại các xã Đồng Tiến, Canh Nậu, Tiến Thắng, Đồng Hưu (Yên Thế); nuôi dê, thỏ, ong kết hợp trồng trọt tại xã An Bá, Phúc Thắng, Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Quế Sơn (Sơn Động); trồng cam, bưởi tại xã Lục Sơn (Lục Nam)…

{keywords}

Chị Đỗ Thị Thà, thôn Trại Chùa, xã Yên Định (Sơn Động) thoát nghèo nhờ được hỗ trợ nuôi ong.

Nhờ được trợ giúp, nhiều hộ nghèo đã đầu tư thêm vốn, học hỏi kinh nghiệm sản xuất để phát triển mô hình của gia đình. Điển hình là gia đình chị Triệu Thị Hợi, dân tộc Dao (SN 1976), thôn Đèo Quạt, xã Lục Sơn (Lục Nam). Những năm trước, nguồn thu của gia đình chủ yếu dựa vào gần 100 gốc vải đã cằn cỗi do không có điều kiện cải tạo, chăm sóc. Năm 2015, chị được lựa chọn tham gia mô hình trồng cam, bưởi. “Thời gian đầu gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật chăm sóc nhưng tôi luôn được cán bộ khuyến nông hướng dẫn tỉ mỉ", chị Hợi chia sẻ. Nhờ hiệu quả từ mô hình này, đến nay gia đình chị đã thoát nghèo.

Theo ông Trương Đức Huấn, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB& XH, nhân rộng mô hình, dự án sản xuất tại địa phương là yếu tố quyết định hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Bởi phương thức hỗ trợ này tạo động lực phấn đấu, giúp bà con có trách nhiệm với vốn vay, đồng thời phát huy lợi thế địa phương và nội lực từ trong chính cộng đồng dân cư. 

Để khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn, các ngành, địa phương chủ động nghiên cứu, phân bổ, lồng ghép các chương trình, chính sách hỗ trợ đặc thù; lựa chọn những mô hình sản xuất phù hợp với thực tế để nhân rộng. Đồng thời, đơn giản thủ tục để 100% hộ nghèo tiếp cận tín dụng ưu đãi, giúp họ có điều kiện sản xuất tốt nhất; tăng cường hoạt động tham quan, học tập kinh nghiệm ở các mô hình hiệu quả.

Giảm nghèo thông tin, nâng cao chất lượng cuộc sống
(BGĐT) - Thực hiện lộ trình chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số, hơn 65 nghìn hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh được hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất. Nhờ đó, việc tiếp cận thông tin của người dân dễ dàng hơn, góp phần không nhỏ thúc đẩy sản xuất, ổn định cuộc sống.
 
Chủ động, sáng tạo, huy động nhiều nguồn lực hơn nữa để giảm nghèo bền vững
Tối 17-10, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2018. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là sự kiện thường niên diễn ra vào đúng ngày 17-10 - Ngày quốc tế chống đói nghèo và Ngày vì người nghèo Việt Nam. 
 
Hỗ trợ sinh kế để giảm nghèo bền vững
(BGĐT) - Công tác giảm nghèo luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Có sự cố gắng từ nhiều phía, lại được thụ hưởng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, bộ mặt nông thôn vùng cao có sự đổi thay đáng kể, nhiều hộ nghèo có điều kiện vươn lên, từng bước cải thiện đời sống. 
 

Tường Vi

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...