Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kết quả điều tra quy mô lớn đầu tiên về người khuyết tật

Cập nhật: 14:52 ngày 11/01/2019
Sáng 11-1, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) tổ chức hội nghị công bố kết quả Điều tra quốc gia về người khuyết tật tại Việt Nam.

Đây là cuộc điều tra đầu tiên có quy mô lớn sử dụng tiêu chuẩn quốc tế xác định người khuyết tật để thu thập các thông tin toàn diện về cuộc sống của người khuyết tật tại Việt Nam, do TCTK tiến hành trong hai năm 2016 và 2017 với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNICEF.

Ông Vũ Thanh Liêm, Phó Tổng cục trưởng TCTK cho biết, Việt Nam có hơn 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm trên 7% dân số từ hai tuổi trở lên. Bên cạnh đó, có 13% dân số (tương đương gần 12 triệu người) sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số.

{keywords}

Công bố kết quả Điều tra quốc gia về người khuyết tật tại Việt Nam tại hội nghị.

Những hộ gia đình có thành viên khuyết tật thường nghèo hơn, trẻ em khuyết tật có nguy cơ ít được đi học hơn các bạn cùng trang lứa, cơ hội việc làm cho người khuyết tật cũng thấp hơn những người không khuyết tật.

“Cho dù người khuyết tật là đối tượng được hưởng chính sách BHYT và nghèo không phải là rào cản đối với việc tiếp cận các cơ sở y tế, nhưng rất ít người khuyết tật (2,3%) tiếp cận được với dịch vụ phục hồi chức năng khi bị ốm hoặc bị thương. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những bất bình đẳng về mức sống và tham gia xã hội đối với người khuyết tật”, ông Vũ Thanh Liêm nhấn mạnh.

Cũng theo kết quả điều tra, loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em là khuyết tật liên quan tâm lý xã hội. Cơ hội được đi học của trẻ em khuyết tật thấp hơn nhiều so với trẻ em không khuyết tật, đặc biệt là ở các cấp học cao. Mặc dù việc đưa trẻ em khuyết tật vào hòa nhập với trẻ em khác và học chung giáo trình đã cho những kết quả tích cực, nhưng chỉ có 2% trường tiểu học và THCS có thiết kế phù hợp với học sinh khuyết tật và khoảng 1/7 số trường có một giáo viên được đào tạo về khuyết tật.

“Việt Nam cần có thêm những nỗ lực để cung cấp các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp hiệu quả và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng để trẻ khuyết tật có thể phát triển tối đa tiềm năng và tham gia đầy đủ vào cộng đồng cũng như toàn xã hội”, bà Lesley Miller, quyền Trưởng Đại diện UNICEF khuyến cáo.

Hơn 7.000 người khuyết tật tham gia Ngày hội thiện tâm nhân ái
Ngày 1-12, hơn 7.000 người khuyết tật tại TP Hồ Chí Minh và 16 tỉnh, thành phố (gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Tây Ninh, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Thuận, Lạng Sơn) đã tham gia Hội trại người khuyết tật lần thứ 19 năm 2018 với chủ đề “Ngày hội thiện tâm nhân ái” tại Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên (TP Hồ Chí Minh).
 
Giới thiệu Hội thi tiếng hát người khuyết tật lần thứ II
Hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế Người khuyết tật (3-12-2018), ngày Người khuyết tật Việt Nam (18-4-2019), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi tiếng hát người khuyết tật lần thứ II năm 2019 với chủ đề “Những trái tim khát vọng”. 
 
Đêm giao lưu nghệ thuật “Tấm lòng nhân ái”: Hơn 200 triệu đồng ủng hộ người khuyết tật và trẻ mồ côi
(BGĐT) - Tối 19-6, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Liên chi hội xiếc Việt Nam tổ chức Đêm giao lưu nghệ thuật “Tấm lòng nhân ái” lần thứ III năm 2018.
 
Theo Nhân dân
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...