Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phó Thủ tướng: Xây dựng bảng lương mới dựa trên vị trí việc làm

Cập nhật: 16:01 ngày 14/03/2019
Bộ Nội vụ đang rà soát các vị trí hiện có trong hệ thống chính trị để xây dựng chế độ tiền lương mới thực hiện từ năm 2021.

Sáng 14-3, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết vừa qua Thường trực Ban Bí thư đã giao các cơ quan chức năng xây dựng khung danh mục và mô tả vị trí việc làm của cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã; chia theo nhóm chức danh lãnh đạo cũng như chuyên môn nghiệp vụ...

"Trong năm 2019, chúng tôi sẽ rà soát tất cả các vị trí hiện có trong hệ thống chính trị, xây dựng bảng phân loại và chế độ tiền lương mới", ông Thăng nói.

{keywords}

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công phát biểu. 

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, hiện 3 Bộ đã gửi góp ý vào đề án cải cách tiền lương, trong đó Bộ Tài chính đề nghị bãi bỏ các khoản phụ cấp ngoài lương của cán bộ, công chức có nguồn gốc từ ngân sách, như: Tiền bồi dưỡng họp, phụ cấp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tham gia hội thảo...

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ trong hai năm tới, mỗi năm phải tăng lương cơ sở 7% theo nghị quyết của Quốc hội (năm 2019 đã tăng từ 1,39 triệu lên 1,49 triệu đồng ); từ 2021 trở đi, tiền lương được cải cách theo hướng trong khu vực hành chính sẽ trả lương theo vị trí việc làm và chức danh, chức vụ lãnh đạo.

Ông nói, muốn thực hiện đề án cải cách tiền lương thì một trong những vấn đề cốt lõi là phải bảo đảm tinh giản biên chế mỗi năm 2,5%. "Vừa rồi tôi rất băn khoăn vì sau khi xây dựng vị trí việc làm thì tất cả các Bộ ngành đều tăng thêm biên chế? Đến lúc trình Bộ chính trị không duyệt lại xin được giữ nguyên như cũ? Làm như vậy thì tinh giản biên chế như thế nào?", Phó Thủ tướng nói.

Lãnh đạo Chính phủ cũng nhấn mạnh: "Phải xây dựng vị trí việc làm để có căn cứ tuyển dụng, đánh giá và trả lương. Vị trí nào mức lương đó, kể cả anh đang ở trên mà bị điều xuống dưới thì giảm lương, không có kiểu sống lâu lên lão làng".

"Ở khối tư nhân, một người lái xe có thể kiêm cả thư ký, giúp việc. Còn khối Nhà nước, một vị trí có ngày làm 1,5 hoặc 2 ca mà phải duy trì 2 biên chế là không được", ông nói thêm.

Về việc rà soát chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai cả với lĩnh vực quốc phòng, an ninh và "cố gắng báo cáo Bộ Chính trị vào quý 3 năm 2019 để xin ý kiến Trung ương tại kỳ họp cuối năm".

"Bộ Nội vụ phải chủ động làm chứ không ngồi chờ, xem các cơ quan đề xuất như thế nào? Khi làm tốt việc xây dựng vị trí việc làm và chức danh, chức vụ vụ lãnh đạo thì xây dựng bảng lương mới chỉ còn là vấn đề kỹ thuật", ông nói và đề nghị Bộ Tài chính "tập trung mọi nguồn lực, kể cả nguồn vượt thu của ngân sách và tích luỹ để cải cách tiền lương".

Theo đề án cải cách chính sách tiền lương được Hội nghị Trung ương 7 thông qua (tháng 5-2018), thang, bảng lương hiện hành sẽ được bãi bỏ để ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.

Thang, bảng lương mới quy định bằng số tiền tuyệt đối, thay cho việc quy định hệ số lương nhân với mức lương cơ sở như lâu nay. Cụ thể sẽ có một bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã; một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo.

Ba bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm bảng lương cho sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm/cấp hàm); bảng lương cho quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và bảng lương cho công nhân quốc phòng, công nhân công an.

Cải cách tiền lương sẽ tạo động lực nâng cao năng suất lao động
Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về “Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi với người có công” đã triển khai khảo sát chính sách tiền lương (CSTL) ở nhiều bộ, ngành, đơn vị. Đây là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của người lao động và tác động đến các lĩnh vực KT-XH, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ cả về nội dung cải cách và lộ trình thực hiện.
 
Hội nghị Trung ương 7 sẽ thảo luận về cải cách tiền lương
Ngày 17-10, Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) và ưu đãi người có công do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo dẫn đầu đã làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
 
Bắc Giang: Tạm cấp 56,6 tỷ đồng phục vụ cải cách tiền lương
(BGĐT) - Trong khi chờ Bộ Tài chính thẩm định và UBND tỉnh quyết định bổ sung kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2013, Sở Tài chính Bắc Giang vừa tạm cấp bổ sung 56,6 tỷ đồng lương tháng 7, 8, 9 cho 10 huyện, thành phố.
 
Theo VnExpress
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...