Thứ tư, 08/05/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 26 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bí thư chi bộ hoặc Trưởng thôn kiêm Chi hội trưởng khuyến học: Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động

Cập nhật: 07:00 ngày 22/03/2019
(BGĐT) - Mô hình bí thư chi bộ hoặc trưởng thôn kiêm chi hội trưởng chi hội khuyến học ở một số địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã và đang phát huy hiệu quả tích cực. Cách làm này giúp nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, đồng thời khơi dậy phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển rộng khắp.

Một người đảm nhận hai "vai"

Trước đây, việc gây quỹ khuyến học ở thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng (Hiệp Hòa) gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là bởi công tác tuyên truyền, hình thức vận động của Ban khuyến học chưa phù hợp, trong khi cùng lúc ở thôn có nhiều khoản thu, đời sống người dân còn khó khăn. Từ khi đồng chí Nguyễn Văn Lịch, Phó trưởng thôn kiêm thêm “vai” Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học thì việc huy động nhân dân tham gia phong trào thuận lợi hơn. Sau này, dù giữ chức Phó Bí thư rồi Bí thư Chi bộ thì nhiệm vụ khuyến học ở thôn vẫn do đồng chí đảm nhiệm và thường xuyên nằm trong tốp đầu của xã.

{keywords}

Thầy giáo Đào Duy Hưng, Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng khuyến học Trường THCS Hòa Sơn (Hiệp Hòa) thường xuyên sâu sát việc học tập của học sinh.

“Qua cuộc họp chi bộ, tôi đưa nội dung đóng góp quỹ để các đảng viên bàn bạc, từ đó ban hành nghị quyết thống nhất chỉ đạo, thực hiện. Bản thân mỗi đảng viên luôn tự ý thức gương mẫu chấp hành, tích cực vận động người thân, con em địa phương thành đạt ủng hộ quỹ khuyến học. Nhờ cách làm đó, quỹ khuyến học của Chi hội và dòng họ không ngừng tăng, đến nay đạt hơn 200 triệu đồng", Bí thư Chi bộ Nguyễn Văn Lịch cho biết. Việc biểu dương, khen thưởng các gia đình, dòng họ học tập, học sinh giỏi được tổ chức thường xuyên hằng năm. Nhiều gia đình học tập tiêu biểu có người thân hiện là Phó Giáo sư, Tiến sĩ; dòng họ học tập tiêu biểu như: Dòng họ Nguyễn Văn, Nguyễn Đức...

Việc đồng chí bí thư chi bộ (hoặc trưởng thôn) kiêm nhiệm chức vụ chi hội trưởng chi hội khuyến học giúp thống nhất trong chỉ đạo, nêu cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Từ khi cấp ủy, chính quyền vào cuộc, những khó khăn, trở ngại trong công tác giáo dục của Đức Thắng từng bước được tháo gỡ. Tổng số quỹ khuyến học toàn xã từ 60 triệu đồng năm 2003 lên 1,5 tỷ đồng năm 2018. Ông Phạm Đức Sáu, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Hiệp Hòa cho biết: Từ điểm sáng Đức Thắng, các địa phương khác cũng học tập, làm theo. Đến tháng 2-2019, 100% bí thư (hoặc trưởng thôn), bí thư chi bộ trường học kiêm chi hội trưởng chi hội khuyến học; Quỹ khuyến học toàn huyện đạt hơn 8 tỷ đồng (địa phương có nguồn quỹ cao nhất tỉnh). Riêng năm 2018, Hội Khuyến học các cấp trong huyện đã khen thưởng hơn 52,3 nghìn lượt học sinh, giáo viên dạy giỏi với số tiền 2,7 tỷ đồng.

Cần năng động, nhiệt huyết

Công tác khuyến học đòi hỏi cán bộ cơ sở phải là người sâu sát, gần gũi với đời sống nhân dân và quan tâm đến việc học tập của con em. Vì vậy, để mô hình này triển khai đạt hiệu quả người đứng đầu cần nhiệt tình, trách nhiệm, không quản vất vả sớm tối. Là cựu chiến binh nhiều năm tham gia quân ngũ, giữ nhiều vị trí công tác nên khi được bầu làm Trưởng thôn kiêm Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học thôn Đồi, xã Mỹ Hà (Lạng Giang), ông Thân Văn Hồng luôn nhiệt tình với công việc. “Địa bàn rộng, phần lớn các hộ làm nông nghiệp, một số lao động trẻ tranh thủ lúc nông nhàn còn làm thêm nghề xây dựng, công nhân. Vì thế cần triển khai công việc gì tôi thường lựa thời điểm sau bữa cơm tối mới đến nhà. Nhân đây tôi hỏi thăm, động viên các cháu chuyên tâm học tập”, ông Hồng cho hay.

Được biết, hiện nay 11 thôn ở xã Mỹ Hà đều triển khai mô hình trưởng thôn kiêm công tác khuyến học. Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Quản Văn Hồng tự hào nói: Có đến 75% gia đình trong toàn xã tham gia công tác khuyến học. Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho con em được chỉ đạo, phối hợp thống nhất từ xã đến thôn, dòng họ, gia đình, trường học nên nhiều năm ở đây không xảy ra tệ nạn xã hội. Một số con em địa phương sau thời gian học tập trở về tiếp tục chung sức phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đời sống ấm no.

Với phương châm Đảng lãnh đạo, cán bộ, đảng viên nêu gương và vận động người thân, nhân dân chung tay thực hiện, ở một số nơi cán bộ làm công tác khuyến học đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm. Tại các cuộc họp, ngoài phổ biến chủ trương, kế hoạch của cấp trên, địa phương, đơn vị, các đồng chí bí thư chi bộ (hoặc trưởng thôn) còn lồng ghép tuyên truyền công tác khuyến học. Kịp thời biểu dương, động viên gia đình, dòng họ học tập tiêu biểu cũng như bàn giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế. Để nhân rộng mô hình này, theo bà Nguyễn Thị Chính, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh thời gian tới, các cấp hội khuyến học tiếp tục tham mưu, kiện toàn bộ máy tổ chức; quan tâm giới thiệu những đồng chí đang giữ vị trí trong cấp ủy, chính quyền kiêm công tác khuyến học, từ đó phát huy uy tín, trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hội đồng họ Dương huyện Việt Yên mừng thọ và vinh danh khuyến học, khuyến tài
(BGĐT) - Ngày 2-2, tại UBND xã Vân Trung (Việt Yên), Hội đồng họ Dương huyện Việt Yên tổ chức Lễ mừng thọ và vinh danh khuyến học khuyến tài năm 2018 – 2019.
 
Hơn 27,1 tỷ đồng xây dựng quỹ khuyến học các cấp
(BGĐT) - Ngày 15-1, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết năm 2018, sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” (gọi tắt là Quyết định 281) và triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. 
 
Phúc Hòa phát triển phong trào khuyến học
(BGĐT) - Phúc Hòa thuộc huyện Tân Yên (Bắc Giang) là xã thuần nông, được biết đến với sản phẩm vải thiều sớm nổi tiếng khắp cả nước. Không chỉ quan tâm phát triển kinh tế mà cán bộ, đảng viên, người dân nơi đây còn chú trọng xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài đến từng gia đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng dân cư. 
 

Mai Toan

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...