Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người lao động: Bảo đảm thực chất, hiệu quả

Cập nhật: 08:42 ngày 25/03/2019
(BGĐT)- Nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho người lao động (NLĐ), thời gian qua, công đoàn các cấp trong tỉnh Bắc Giang không ngừng đổi mới nội dung, hình thức, đa dạng các kênh tuyên truyền. Qua đó, từng bước khẳng định vị thế của tổ chức, bảo vệ quyền lợi đoàn viên, góp phần xây dựng mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp (DN).

Tăng tính chủ động cho NLĐ

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật (TTGDPL) cho đoàn viên được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức công đoàn. Bởi việc thiếu hiểu biết có thể khiến quyền lợi NLĐ bị xâm phạm, tranh chấp dễ bùng phát, gây thiệt hại cho cả lao động và chủ sử dụng. Hằng năm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động phối hợp với ngành liên quan, địa phương, chủ DN triển khai nhiều chương trình, hoạt động cụ thể; nhân rộng những mô hình mới, giúp NLĐ chủ động tìm hiểu, cập nhật kiến thức.

{keywords}

Cán bộ LĐLĐ tỉnh tuyên truyền pháp luật lưu động tại Công ty TNHH May Bình Nguyên (Việt Yên).

Điển hình trong số này là trang facebook của Công đoàn Công ty TNHH Hosiden Việt Nam (KCN Đình Trám). Theo ông Nguyễn Văn Tân, Chủ tịch Công đoàn Công ty: Hiện nay, facebook đang là kênh trao đổi thông tin hiệu quả bởi khả năng tương tác rất dễ dàng qua điện thoại di động có kết nối mạng. Vì thế, mục tiêu xây dựng là phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến đoàn viên, NLĐ; loại bỏ những thông tin xuyên tạc, định hướng dư luận xã hội. Như vào năm 2018, khi công nhân các tỉnh phía Nam ngừng việc tập thể để phản đối một số dự thảo luật, facebook Công ty đăng tải ngay thư kêu gọi của Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức công nhân, ổn định tình hình DN. Chị Nguyễn Thị Loan, công nhân Công ty chia sẻ: “Vào thời gian nghỉ, chỉ cần đăng nhập vào facebook công đoàn là tôi có thể nắm bắt được rất nhiều thông tin bổ ích. Từ các chính sách mới như tăng lương tối thiểu vùng, chế độ thai sản, đến điều chỉnh chế độ lương, thưởng hay nhắc nhở về bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội”. Hơn thế, tại diễn đàn này, công đoàn sẽ nắm bắt được nguyện vọng, thắc mắc của công nhân để kịp thời kiến nghị với chủ sử dụng, tạo mối quan hệ lao động hài hòa trong DN.

Còn với những DN có số lượng lớn công nhân thì hệ thống loa truyền thanh nội bộ trong từng phân xưởng lại phát huy hiệu quả trong TTGDPL. Như tại Công ty cổ phần Tổng Công ty may Bắc Giang LNG (Lục Nam), từ nhiều năm nay, Ban Truyền thông đã xây dựng các chương trình phát thanh được đông đảo đoàn viên yêu thích. Chị Nguyễn Thị Tân, Trưởng Ban cho biết: Công ty có tới gần 3 nghìn công nhân, làm việc tại 4 xưởng. Việc tập hợp đông đủ mọi người tham gia một chương trình tuyên truyền là rất khó. Vì thế Ban họp bàn và xây dựng lịch phát sóng cụ thể cho từng ngày trong tuần. Mỗi ngày, vào hai buổi sáng, chiều với thời lượng từ 30 đến 45 phút/buổi, các chương trình phát thanh với nhiều chủ đề trong đời sống sẽ được truyền tải tới công nhân. Ngoài các chính sách mới, những tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên cũng được chia sẻ.

Linh hoạt, thực chất

Dù các cấp công đoàn đã nỗ lực triển khai nhưng hiện nay, công tác tuyên truyền pháp luật cho NLĐ còn nhiều khó khăn. Trước hết, dù phổ biến pháp luật là trách nhiệm của chủ sử dụng lao động nhưng hiện chỉ có số ít DN tạo điều kiện để tổ chức hoạt động này. Phần lớn giới chủ đều né tránh hoặc có thực hiện thì cũng chỉ làm qua loa, chiếu lệ. Ở nhiều DN đang thiếu cán bộ công đoàn chuyên trách (mới đạt chưa đến 1%/tổng số cán bộ công đoàn); trình độ, kỹ năng tuyên truyền còn yếu nên hiệu quả hạn chế. Về phía NLĐ, do chưa nhận thức đầy đủ nên dù có cơ hội nhưng nhiều người lại “tiếc” một ngày công hoặc dành thời gian để nghỉ ngơi thay vì nghe tư vấn pháp luật.

Từ đầu năm đến nay, Văn phòng Tư vấn pháp luật và các Tổ Tư vấn pháp luật phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương thực hiện phổ biến pháp luật cho hơn 460 lượt đoàn viên, công nhân, viên chức lao động.

Trước thực trạng trên, LĐLĐ tỉnh đã từng bước đổi mới công tác TTGDPL theo phương châm: Linh hoạt, thực chất. Bà Diêm Bích Liên, Trưởng Ban Chính sách – Pháp luật, LĐLĐ tỉnh cho biết, bên cạnh những phương pháp truyền thống như: Tư vấn qua điện thoại, truyền thông lồng ghép ký cam kết bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn…, Văn phòng tư vấn pháp luật có kế hoạch phối hợp với Đội Văn nghệ và Tuyên truyền pháp luật lưu động (Nhà văn hóa lao động) để tổ chức các chương trình tuyên truyền lưu động ngay tại nhà xưởng. Ngoài phổ biến chính sách, giải đáp thắc mắc kết hợp biểu diễn văn nghệ, trả lời câu hỏi có thưởng đã giảm bớt sự khô khan, căng thẳng, giúp NLĐ dễ nắm bắt, dễ hiểu, dễ nhớ. 

“Hình thức này được chúng tôi tập trung triển khai ở những DN có vốn đầu tư nước ngoài, trước đó có thể đã xảy ra ngừng việc tập thể với mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiểu biết của cả đoàn viên và chủ sử dụng, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa”, bà Liên nhấn mạnh. Ngoài ra, tại một số DN, cán bộ công đoàn đề xuất thiết kế, in các tờ gấp, tờ rơi có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu đề cập đến các vấn đề thiết yếu mà NLĐ cần biết, nhất là liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ khi ký hợp đồng lao động để cấp phát cho họ.

Để hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật ngày càng hiệu quả, ông Ngô Biên Cương, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh nhấn mạnh, thời gian tới, các cấp công đoàn tăng cường phối hợp với các ngành liên quan, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền; nhân rộng những mô hình đang triển khai hiệu quả như facebook công đoàn, bản tin phát thanh công đoàn, tổ công nhân tự quản ở các xóm trọ… Chú trọng xây dựng, nâng cao trình độ, kỹ năng của mạng lưới tuyên truyền viên; đồng thời, rà soát, phân loại lao động theo giới tính, trình độ, thời gian làm việc để lựa chọn thời điểm và nội dung tuyên truyền phù hợp.

Công đoàn Viên chức tỉnh gặp mặt nữ cán bộ công đoàn nhân kỷ niệm 109 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ
(BGĐT)- Ngày 5-3, Công đoàn Viên chức tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt các nữ cán bộ công đoàn nhân kỷ niệm 109 năm Ngày quốc tế Phụ nữ 8-3.
 
Tổ chức công đoàn: Phát huy quyền làm chủ của đoàn viên
(BGĐT)- Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ ngày 30-12-2018 mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với công đoàn Việt Nam. Để khẳng định vai trò, vị thế của mình, là chỗ dựa vững chắc, thu hút cho công nhân lao động, giải pháp then chốt với công đoàn là đổi mới hoạt động, hướng về cơ sở bảo vệ đoàn viên.
 
Công đoàn Viên chức tỉnh tặng quà Tết đoàn viên khó khăn
(BGĐT) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, ngày 24-1, Công đoàn Viên chức tỉnh đến thăm, tặng quà 6 đoàn viên khó khăn thuộc các công đoàn cơ sở.
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương dự "Tết Sum vầy" với Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT
(BGĐT) - Ngày 22-1, đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh đến dự chương trình "Tết Sum vầy" chung vui với cán bộ, đoàn viên công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Sông Thương (Hiệp Hòa).
 
Công đoàn Viên chức tỉnh Bắc Giang triển khai hiệu quả các phong trào thi đua
(BGĐT) - Đó là kết quả nổi bật được các đại biểu thống nhất đánh giá tại hội nghị tổng kết năm 2018 của Công đoàn Viên chức (CĐVC) tỉnh diễn ra ngày 9-1.
 
Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với đại biểu Công đoàn Việt Nam
Chiều 24-9, trong khuôn khổ Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động và các đại biểu dự Đại hội về chủ đề “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”.
 
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở
(BGĐT) - Ngày 9-8, Công đoàn Viên chức tỉnh Bắc Giang tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho gần 100 cán bộ công đoàn cơ sở.
 

Tường Vi

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...