Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai xin lỗi người dân, đồng nghiệp vì phát ngôn gây hiểu lầm tại chùa Ba Vàng

Cập nhật: 20:44 ngày 25/03/2019
Cầu khấn không thể chữa được bệnh, người dân khi có bệnh phải đến bệnh viện để được chữa trị. Đây là khẳng định của Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Thông, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Bạch Mai chiều 25-3, tại cuộc họp báo thông tin về vụ việc bác sĩ Nguyễn Hồng Phong (Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) có phát ngôn trong buổi thuyết pháp tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) tối 21-3.

Tại buổi họp báo, bác sĩ Nguyễn Hồng Phong đã trực tiếp xin lỗi Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, đồng nghiệp, bệnh nhân vì đã có những phát ngôn gây hiểu lầm, làm ảnh hưởng đến uy tín của các bác sĩ chân chính cũng như toàn ngành y, đồng thời xin chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật.

Từ sự việc của bác sĩ Phong, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Thông chia sẻ, việc đến chùa cầu xin không có ý nghĩa quyết định trong điều trị bệnh, nó chỉ có tác dụng tâm lý. Bác sĩ Phong cũng thừa nhận việc này và cũng đã xin lỗi tất cả đồng nghiệp, mọi người.

{keywords}

Bác sĩ Nguyễn Hồng Phong (Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) xin lỗi người dân, đồng nghiệp vì phát ngôn gây hiểu lầm tại chùa Ba Vàng.

“Những phát ngôn của bác sĩ trước đó hoàn toàn có tính cá nhân, không liên quan đến Bệnh viện, cũng như không mang tính chất đại diện cho ngành y. Đây là những phát ngôn hoàn toàn không có giá trị. Bởi vậy, người dân nên hiểu khi có bệnh phải điều trị tại các cơ sở y tế, theo liệu trình, phác đồ điều trị riêng, thậm chí chưa có bệnh cần đi tầm soát bệnh, đi khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Đặc biệt, phải điều trị dự phòng, tiêm phòng ở các cơ sở y tế để tránh bị bệnh”, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Thông khẳng định.

Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Thông chia sẻ thêm, về mặt chuyên môn, mọi người khi bị bệnh phải đến các cơ sở y tế để khám chữa. Hiện Bệnh viện Bạch Mai có nhiều nhóm chẩn đoán ở nhiều chuyên ngành từ lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, đến giải phẫu bệnh, u bướu… Các nhóm này cùng phối hợp với các phẫu thuật viên trong chẩn đoán, điều trị bệnh. Đặc biệt, Bệnh viện còn có những nhóm tầm soát bệnh để phát hiện bệnh và tiến hành điều trị sớm cho người dân. 

Hiện nay, trên thế giới, khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng để chẩn đoán, điều trị được nhiều ca bệnh phức tạp. Ở Việt Nam, hoạt động chẩn đoán, điều trị cũng có nhiều tiến bộ so với nhiều nước trong khu vực, trên thế giới. Trong đó, Bệnh viện Bạch Mai đã áp dụng thành công rất nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật ít xâm lấn trong chẩn đoán, điều trị.

Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Thành Nam cho biết: Bác sĩ Phong hiện là cán bộ Khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai, được cử đi học tại Trường Đại học Y, không tham gia điều trị bệnh nhân trong Bệnh viện. Trong quá trình bác sĩ Phong công tác tại Bệnh viện (hơn 6 năm qua) đồng nghiệp cũng như các bệnh nhân đã từng được bác sĩ Phong khám, điều trị và đều đánh giá tốt về bác sĩ, không có phàn nàn gì từ phía người nhà của bệnh nhân.

Được hỏi về quan điểm của Bệnh viện trước vụ việc trên, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Ngọc Hiền cho rằng: Trong xã hội hiện đại, chúng ta sống và làm việc theo pháp luật. Trước vụ việc của bác sĩ Phong, Bệnh viện sẽ căn cứ theo bằng chứng, sai phạm như thế nào để xử lý. Hội đồng kỷ luật của Bệnh viện sẽ có hình thức xử theo đúng theo quy định của pháp luật. Tại thời điểm này, vụ việc của bác sĩ Phong chưa được đưa ra Hội đồng kỷ luật nên chưa có hình thức kỷ luật cụ thể.

Để tránh những vụ việc tương tự xảy ra, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Thông nhấn mạnh: Bệnh viện đã khuyến cáo tất cả các bác sĩ khi tiến hành khám chữa bệnh phải thực hiện đúng theo Luật Khám chữa bệnh, đúng phác đồ điều trị, dựa trên bằng chứng và cơ sở khoa học. Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng duy trì, thực hiện đúng quy chế phát ngôn. Cá nhân nào vi phạm thì người đó sẽ phải tự chịu trách nhiệm theo luật. Người dân khi có bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị, không nên đến chùa để cầu khấn, bởi chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định việc làm này có cơ sở.

Bệnh viện Bạch Mai lên tiếng vụ bác sĩ "liên quan" đến chùa Ba Vàng
Bệnh viện Bạch Mai xác nhận bác sĩ xuất hiện trong cuộc "pháp thoại" tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) tối 21-3 là N.H.P - bác sĩ Khoa nhi của bệnh viện này. Tuy nhiên, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, nội dung bác sĩ P phát biểu hoàn toàn với tư cách cá nhân.
 
Vụ "thỉnh vong báo oán": Vì sao website chùa Ba Vàng "biến mất"?
Sau khi gỡ bỏ hàng trăm bài viết trong chuyên mục thỉnh oan gia trái chủ vào ngày 24-3, website chùa Ba Vàng đã "biến mất" trong ngày 25-3.
 
"Nộp 700 triệu cho chùa Ba Vàng, nếu không sẽ bị điên"
Tôi kể mình cảm thấy hay lạnh người vào lúc 4 giờ sáng khi ngủ dậy, chùa Ba Vàng gọi "vong" và yêu cầu tôi nộp số tiền 700 triệu đồng để giải "oan gia trái chủ", chị L cho biết.
 
Sẽ xem xét kiểm điểm trụ trì chùa Ba Vàng vụ "thỉnh vong báo oán"
Thượng toạ Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ có hình thức kỷ luật, kiểm điểm trụ trì và các cá nhân liên quan đến việc "thỉnh vong báo oán”, thuyết giảng những thứ không đúng với giáo lý nhà Phật tại chùa Ba Vàng.
 
Sư trụ trì chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh là ai?
Từng là giảng viên đại học, Đại đức Thích Trúc Thái Minh (tên thật là Vũ Minh Hiếu) xin xuất gia và trở thành trụ trì chùa Ba Vàng từ năm 2007.
 
Theo TTXVN
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...