Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Xã hội
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Bắc Giang có 3 huyện bị cấm đưa lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc

Cập nhật: 17:58 ngày 07/05/2019
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) chính thức có công văn gửi UBND các địa phương việc ngừng tiếp nhận lao động đi Hàn Quốc theo chương trình EPS vào năm 2019.

Trong đó, có 100 quận/huyện có tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước trên 30% thuộc 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số lao động cư trú bất hợp pháp cao nhất tại Hàn Quốc, thuộc diện đưa vào xem xét tạm dừng tuyển chọn trong năm 2019. Tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2019 đối với 40 quận/huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên trong số 100 quận/huyện nêu trên.

{keywords}

Nhiều quận, huyện bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. 

Theo đó, các tỉnh thành bị "cấm" đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc 2019 như sau: Nghệ An (huyện Nghi Lộc, TX Cửa Lò, huyện Nam Đàn, TP Vinh, huyện Hưng Nguyên, huyện Thanh Chương, huyện Yên Thành, huyện Diễn Châu, huyện Đô Lương); Thanh Hóa (huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa); Hà Tĩnh (huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Đức Thọ, Kỳ Anh); Hải Dương (huyện Cẩm Giàng, TP Chí Linh, Gia Lộc, TP Hải Dương, huyện Tứ Kỳ) Thái Bình (huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Hưng). Nam Định (huyện Xuân Trường, TP Nam Định, Nam Trực, Giao Thủy, Hải Hậu); Bắc Ninh (huyện Lương Tài, Gia Bình), Quảng Bình (huyện Bố Trạch, TX Ba Đồn), Hưng Yên (huyện Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động), Bắc Giang (Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang).

Căn cứ thông báo của phía Hàn Quốc về số lượng và tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp vào thời điểm cuối năm 2019, sẽ tiếp tục tạm dừng tuyển chọn trong năm 2020 tại các địa phương không giảm được tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp, đồng thời dỡ bỏ việc tạm dừng đối với những địa phương giảm được tỷ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Tư vấn, giới thiệu xuất khẩu lao động
(BGĐT) - Hội Nông dân huyện Lục Nam (Bắc Giang) vừa phối hợp với Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế ICO tổ chức hội nghị tư vấn, giới thiệu xuất khẩu lao động.
 
362 doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động
Năm 2019, Việt Nam chủ trương tiếp tục mở rộng thị trường lao động, chủ động lựa chọn thị trường, đặc biệt sẽ thống nhất nguyên tắc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có tổ chức, vừa bảo đảm thu nhập và tính cạnh tranh.
 
Xuất khẩu lao động ở Yên Dũng: Nỗ lực trở lại thị trường Hàn Quốc
(BGĐT) - Đầu năm 2017, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có 119 lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Chính phủ nước này đã ngừng tiếp nhận lao động của huyện đi làm việc có thời hạn. Hơn một năm qua, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực của người dân, đến nay, huyện Yên Dũng đã được phía Hàn Quốc xóa bỏ lệnh cấm.
 
Hỗ trợ xuất khẩu lao động cho hộ nghèo, dân tộc thiểu số: Mang lại cuộc sống ấm no
(BGĐT) - Trong các nhóm giải pháp giảm nghèo thì giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động (XKLĐ) mang lại hiệu quả rõ rệt. Từ hướng đi này, nhiều lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sau khi được tiếp cận chính sách ưu đãi của Nhà nước đã có cuộc sống no ấm, đầy đủ.
 
Người huyện nghèo đi xuất khẩu lao động có thể vay 100% vốn ưu đãi
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo, huyện thoát nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
 

Theo VOV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...