Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đề xuất hơn 7.300 tỷ đồng xoá hơn 4.100 lối đi tự mở qua đường sắt

Cập nhật: 20:27 ngày 16/05/2019
Ngày 16-5, Bộ Giao thông-Vận tải (GTVT) cho biết, đã hoàn thành, dự kiến trình Chính phủ xem xét Đề án bảo đảm hành lang, xử lý hơn 4.100 lối đi tự mở trên đường sắt quốc gia với nguồn vốn thực hiện hơn 7.300 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, trên các tuyến đường sắt quốc gia, hiện có tới 4.100 lối đi tự mở và 1.514 đường ngang các loại. Đặc biệt, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường sắt xảy ra trên các lối đi tự mở và đường ngang chiếm gần 60% tổng số vụ TNGT đường sắt.

Ngoài ra, trên hệ thống đường sắt vẫn còn tồn tại hơn 13 nghìn vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt và gần 1.600 vị trí tiềm ẩn nguy cơ TNGT đường sắt cần được giải tỏa.

{keywords}

Dự kiến trình Chính phủ xem xét Đề án bảo đảm hành lang, xử lý hơn 4.100 lối đi tự mở trên đường sắt quốc gia.

Để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, Bộ GTVT vừa hoàn thành Đề án bảo đảm hành lang, xử lý lối đi tự mở trên đường sắt quốc gia, đề xuất vốn thực hiện lên tới hơn 7.300 tỷ đồng... và đang hoàn tất các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đề án chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2020 và năm 2020-2025 cùng nhiều nhóm giải pháp cụ thể như tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông đường sắt, giải tỏa vi phạm hành lang, cắm mốc giới đất đường sắt, xây dựng hàng rào, đường gom xóa lối đi tự mở, thu hẹp lối đi tự mở,...

Đề án đặt mục tiêu xây dựng hơn 675 km đường gom và hàng rào ngăn; xây dựng mới 305 đường ngang; xây dựng 149 hầm chui; hai cầu đường bộ vượt đường sắt (thuộc quy hoạch phát triển giao thông của TP Hà Nội và tỉnh Nghệ An).

Về kế hoạch huy động nguồn vốn, Đề án cũng xác định cụ thể nguồn kinh phí và bố trí vốn thực hiện bao gồm Ngân sách T.Ư, ngân sách địa phương và các nguồn lực xã hội.

Đề cập đến nguồn vốn, Bộ GTVT cũng khái toán thực hiện xử lý các vị trí lối đi tự mở và hành lang đường sắt, cần tới hơn 7.365 tỷ đồng, kinh phí thực hiện xử lý lối đi tự mở hơn 6.669 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn từ nay đến năm 2020 là 2.312 tỷ đồng và giai đoạn 2020-2025 hơn 4.357 tỷ đồng.

Với nguồn kinh phí được cấp đầy đủ, Bộ GTVT đưa mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở vào năm 2025, thay vào đó là hệ thống đường gom dân sinh và hầm chui, cầu vượt và các đường ngang đạt chuẩn.

Khẩn trương khắc phục, thông tuyến đường sắt sau sự cố tàu khách trật bánh ở đoạn Biên Hòa, Đồng Nai
Khoảng 1 giờ ngày 14-2, Đoàn tàu khách TN7, kéo theo 13 toa đang lưu thông về ga Sài Gòn khi đến khu vực giao nhau với đường bộ Đồng Khởi, thuộc phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã bị trật bánh khỏi đường ray, khiến tuyến đường sắt qua khu vực tê liệt nhiều giờ.
 
Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải gửi thư khen hai nữ nhân viên đường sắt có hành động dũng cảm cứu người
Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Văn Thể đã gửi thư khen hai nữ nhân viên đường sắt có hành động dũng cảm cứu một cụ già khỏi tai nạn giao thông.
 
Đường sắt Bắc-Nam đã được thông tuyến sau sự cố tàu trật bánh
Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Thuận, vào lúc 16 giờ ngày 27-1, tuyến đường sắt Bắc-Nam đã được thông tuyến sau khi khắc phục xong sự cố tàu trật bánh tại ga Sông Lòng Sông (Bình Thuận).
 
Khẩn trương cấp cứu các nạn nhân vụ tai nạn đường sắt tại Hà Đông, Hà Nội
Nhận được thông tin vào khoảng  14 giờ 15 phút ngày 2-10 một vụ tai nạn xảy ra giữa tàu hỏa và xe ô tô trên địa bàn xã Yên Nghĩa, quận Hà Đông (Hà Nội), Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Hà Đông phối hợp với Cấp cứu 115 Hà Nội khẩn trương tổ chức điều trị cho 5 nạn nhân vụ tai nạn, đồng thời huy động các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn vào hỗ trợ cấp cứu kịp thời cho các nạn nhân.
 

Theo Nhân dân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...