Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Liên: Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho phụ nữ, trẻ em

Cập nhật: 07:37 ngày 22/05/2019
(BGĐT)- Nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt các thành tựu đáng kể trong chăm lo, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em (PN&TE ) thực hiện quyền của mình. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến PN&TE có nhiều biến động. 

Bên cạnh những yếu tố tích cực, tiến bộ còn nhiều PN&TE phải chịu những tác động tiêu cực của tình trạng phân biệt đối xử, bạo lực, bất bình đẳng giới và các rào cản xã hội khác làm ảnh hưởng đến môi trường sống, sự phát triển lành mạnh của PN&TE. 

Gần đây, trong tỉnh Bắc Giang, trong nước xảy ra nhiều vụ việc PN&TE bị bạo lực, xâm hại danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, gây lo ngại trong nhân dân. Với vai trò đứng đầu tổ chức đại diện cho phụ nữ, bà Nguyễn Thị Liên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Bắc Giang về “An toàn cho PN&TE” - chủ đề đang được quan tâm nhiều hiện nay.

{keywords}

Bà Nguyễn Thị Liên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Giang.

Hội LHPN Việt Nam chọn chủ đề năm 2019 là “An toàn cho PN&TE”. Bà có thể cho biết những nội dung cụ thể là gì?

Thứ nhất là an toàn cho PN&TE trong gia đình gồm: phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống xâm hại PN&TE; phòng, chống suy dinh dưỡng; chăm sóc sức khỏe cho PN&TE…

Thứ hai là an toàn cho PN&TE nơi công cộng, trong trường học, nơi làm việc, ngoài xã hội; về môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn trong môi trường mạng (biết cách ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc, học tập một cách khoa học, hữu ích; tìm kiếm, khai thác, sử dụng, chia sẻ thông tin đúng đắn, an toàn, lành mạnh, không vi phạm pháp luật.

Thứ ba là an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Vậy, Hội LHPN tỉnh đã nắm bắt, tổng hợp, đánh giá như thế nào về mức độ an toàn đối với PN&TE trên địa bàn tỉnh?

Hội LHPN đã giao nhiệm vụ cho các cấp hội thường xuyên nắm tình hình những vụ việc xảy ra với PN&TE tại cơ sở; báo cáo nhanh bằng điện thoại, văn bản về Hội LPHPN huyện, tỉnh chậm nhất trong vòng 3 ngày. Hằng tháng các cấp hội giao ban phản ánh tình hình tư tưởng, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của hội viên PN để báo cáo hội cấp trên và cấp ủy, chính quyền địa phương.

Thường xuyên giám sát chính quyền thực thi các chính sách, pháp luật có liên quan đến PN&TE, bình đẳng giới (phòng chống bạo lực gia đình, chăm sóc, giáo dục trẻ em; ATVSTP, giám sát việc giải quyết các vụ xâm hại PN&TE) để kịp thời phản ánh, kiến nghị và bảo vệ.

Bằng những biện pháp đó, Hội đã nắm bắt và thống kê từ năm 2016 đến tháng 3-2019, toàn tỉnh xảy ra 25 vụ TE bị xâm hại, 22 vụ giết người, 17 vụ bạo lực gia đình, 68 vụ đuối nước. Chỉ riêng năm 2018 đã có 86 vụ việc, quý I năm 2019 có 14 vụ việc liên quan đến PN&TE (đuối nước, giết người, hiếp dâm, bạo lực gia đình, ngừng việc tập thể, hỏa hoạn, trộm cướp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, khiếu kiện về đất đai). 

Các vụ việc xảy ra đều ảnh hưởng rất xấu đến PN&TE. Thực tế đó cũng cho thấy PN&TE chưa được an toàn, còn bị đe dọa bởi nhiều nguy cơ và yếu tố tiềm ẩn trong môi trường xã hội. 

{keywords}

Buổi truyền thông hướng dẫn kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh nữ Trường THCS

Hợp Đức (Tân Yên). Ảnh: Hoài Thu

 Hội LHPN tỉnh có những biện pháp cụ thể gì để thực hiện chủ đề năm 2019, thưa bà?

Hội đã xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động triển khai chủ đề năm trong toàn bộ hệ thống hội từ tỉnh đến cơ sở; tập huấn, quán triệt cho 100% cán bộ hội chuyên trách về mục đích, yêu cầu, phương pháp thực hiện. 

Đưa vào chỉ tiêu thi đua của năm nhiều nội dung tiêu chí để thực hiện chủ đề; biên tập tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền; ký chương trình phối hợp với các ngành chức năng thực hiện Đề án 938 của Chính phủ về tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội có liên quan đến PN, giai đoạn 2017-2027 và chủ đề năm “An toàn cho PN&TE” như: Phối hợp Sở GD&ĐT tổ chức truyền thông kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh phổ thông tại 100% trường tiểu học, THCS, THPT trong tỉnh; ký chương trình phối hợp với Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh trong công tác bảo vệ PN&TE. 

Phối hợp với các ngành LĐTBXH, Nông nghiệp và PTNT, Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên, Hội Bảo vệ quyền trẻ em tuyên truyền, tập huấn kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích, tai nạn lao động, ATGT, ATVSTP, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe... Xây dựng và nâng cao chất lượng các mô hình CLB Gia đình hạnh phúc; Gia đình 5 không, 3 sạch; Nhóm cha mẹ, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; giám sát, kiến nghị và bảo vệ quyền lợi PN&TE trong các vụ việc khi cần thiết.

 Theo bà, cần làm gì để lấp “lỗ hổng”  kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước các nguy cơ mất an toàn của PN&TE?

Trước hết chúng ta cần nhận thức rằng PN&TE có được an toàn thì gia đình mới hạnh phúc, xã hội mới ổn định. Thực tế thời gian qua, việc bảo đảm an toàn cho PN&TE đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm. Tuy nhiên có lúc, có nơi chưa đồng bộ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành ở một số vụ việc còn chậm, chưa triệt để, môi trường xã hội còn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn như tội phạm, tệ nạn xã hội chưa giảm, nhiều vụ việc nghiêm trọng.

Quá trình theo dõi, nắm bắt và thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho PN, đặc biệt khi tiếp xúc với nạn nhân của một số vụ  PN&TE bị bạo lực, xâm hại mới thấy nhiều PN&TE còn thiếu hiểu biết pháp luật, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình (cá biệt có trường hợp học sinh 14 tuổi ở miền núi bị người thân xâm hại mà cháu không biết đó là hành vi xâm hại, vi phạm đạo đức, pháp luật).

Để từng bước nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ và học sinh, các cấp hội đã và đang tập trung nhiều hoạt động hướng đến mục tiêu là giúp PN&TE biết cách tự bảo vệ bản thân, gia đình mình, biết lên tiếng khi chính mình hay con em bị bạo lực, xâm hại.  

Đồng thời cần có sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và cộng đồng. Trong đó, cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để nâng cao nhận thức cho người dân, đấu tranh  chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo đảm môi trường xã hội an toàn.  

Xin cảm ơn bà!

Người phụ nữ nóng nảy xô ngã cụ ông trên xe buýt bị buộc tội giết người
Cảnh sát Mỹ đã công bố clip gây sốc cho thấy khoảnh khắc một người phụ nữ đẩy cụ ông ra khỏi xe buýt khiến nạn nhân ngã đập đầu xuống vỉa hè và tử vong sau đó 1 tháng vì chấn thương vùng đầu.
 
Bắt 4 phụ nữ liên quan vụ 2 thi thể giấu trong thùng nhựa đổ bê tông
Công an đã bắt nhóm 4 người phụ nữ liên quan vụ phát hiện thi thể trong thùng nhựa đổ bê tông, khi nhóm người này đang lên ô tô rời khỏi Bình Dương.
 
Điều tra nghi án người phụ nữ bị sát hại, bỏ thi thể trong thùng nhựa
Vừa chuyển đến nhà mới, người đàn ông tá hỏa khi phát hiện thi thể người phụ nữ được giấu trong thùng nhựa.
 
Truyền thông kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn cho phụ nữ và trẻ em
(BGĐT)- Hội LHPN tỉnh Bắc Giang, Hội LHPN TP Bắc Giang và Hội LHPN phường Hoàng Văn Thụ vừa phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn truyền thông kiến thức, kỹ năng an toàn cho phụ nữ và trẻ em. 
 
Vụ người phụ nữ tử vong sau khi hô "cướp": Nghi phạm là hàng xóm
Chỉ ít giờ sau khi đối tượng gây án, Công an huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) đã bắt nghi phạm sát hại người phụ nữ 40 tuổi ở bản Củ, xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo (Điện Biên).
 
Trao nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo
(BGĐT) - Ngày 8-5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) tổ chức trao nhà “Mái ấm tình thương” cho hội viên Nguyễn Thị Tâm ở thôn Chính Lan, xã Lan Giới.
 

Kim Hiếu (thực hiện)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...