Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hè đến, lại lo trẻ bị tai nạn thương tích

Cập nhật: 16:29 ngày 26/05/2019
(BGĐT) - Trong khi học sinh rất hào hứng với việc được nghỉ hè thì nhiều gia đình lại tỏ ra lo lắng trong việc quản lý trẻ dịp này bởi nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích với những em nhỏ rất cao.

Cháu Minh Tuấn-học sinh lớp 3, nhà ở tổ dân phố Cung Nhượng 2, phường Thọ Xương, TP Bắc Giang (Bắc Giang) đã nghỉ hè được mấy hôm nhưng việc trông cháu trong 3 tháng hè này như thế nào vợ chồng anh chị Đường-Huệ bàn đi, tính lại mãi vẫn chưa thống nhất được. Để con ở nhà một mình thì sợ cháu tò mò sờ vào điện bị giật hay nghịch bếp ga dẫn tới cháy nổ. Cho cháu ra cơ quan với bố mẹ một hai buổi thì được chứ cả tuần, cả tháng thì không ổn. 

{keywords}

Những năm gần đây, việc dạy bơi cho trẻ nhằm phòng tránh đuối nước được các cấp, các ngành và nhiều gia đình đặc biệt quan tâm.

Chị Huệ bảo cho con về ông bà nội trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn nhưng anh Đường không yên tâm bởi nơi đó ao, hồ nhiều ông bà sơ sểnh có thể xảy ra đuối nước. Hè năm ngoái, vợ chồng anh chị thay nhau đưa cháu ra Thư viện tỉnh đọc sách, báo nhưng cũng chỉ được một thời gian. Nhiều hôm các bạn cùng đi Thư viện lại rủ nhau xuống sân phía trong chơi trốn tìm làm bố mẹ đi tìm hết hơi. “Có lẽ phải nhờ bà ngoại xuống trông cháu dịp này thôi”-anh Đường đề nghị với vợ.
Nghỉ hè là dịp để học sinh vui chơi sau một năm học tập vất vả. Thế nhưng các em nhỏ không thể ngày nào cũng ngồi trong nhà xem ti vi hay chơi games trên điện thoại. Vốn hiếu động và tò mò, lại chưa ý thức được nguy hiểm nên trẻ tự chơi có nguy cơ thể xảy ra tai nạn thương tích cao. 

Có thể kể ra hàng loạt những tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ như: Tai nạn giao thông; ngạt thở do hóc dị vật hoặc đồ ăn; đuối nước; ngộ độc do hóa chất gia dụng chất tẩy rửa và thuốc men; bỏng; ngã...
Thống kê của ngành chức năng, mỗi năm, cả nước xảy ra hàng nghìn vụ tai nạn thương tích đối với trẻ em, trong đó, nhiều nhất là đuối nước. Những ngày qua, truyền thông liên tục đưa tin những vụ đuối nước xảy ra ở nhiều địa phương. 

Khoảng 13 giờ ngày 25-5, 6 học sinh Trường THCS Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai rủ nhau ra con suối của xã để tắm. Trong lúc bơi, một em có dấu hiệu đuối nước nên 3 bạn trong nhóm bơi đến ứng cứu. Do chỗ bơi có mực nước sâu 7-10 m, cả 4 học sinh đều bị đuối nước và tử vong. Thấy các bạn gặp nạn, 2 người còn lại chạy lên bờ hô hoán và gọi người dân đến cứu. Tuy nhiên, con suối nằm ở xa khu dân cư, người dân không thể đến kịp. 

Trước đó, ngày 20-5, ba học sinh nữ cùng 1 nam sinh Trường THCS Tô Hiến Thành, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) được nghỉ học liền rủ nhau đến khu vực sông Cái chơi. Sau đó, các em xuống tắm, gặp phải dòng nước sâu, chới với rồi bị cuốn ra xa. Người dân thấy áo các học sinh trên bờ, nghi chuyện chẳng lành đã xuống tìm, phát hiện thi thể 4 em cách đó chừng 50 m. 
Với mục tiêu tạo sân chơi bổ ích cho trẻ dịp hè, góp phần phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ, những năm qua, ngành giáo dục chỉ đạo các trường học mở cửa dịp hè quản lý thanh thiếu nhi. Thông qua hình thức trên, tỷ lệ thu hút thanh thiếu nhi tham gia tại các khối liên đội ngày càng tăng. Việc thành lập các nhóm hoạt động theo sở thích được đẩy mạnh, thành lập câu lạc bộ năng khiếu, thể thao hoạt động thường xuyên. 

{keywords}

Trẻ em đá bóng dưới lòng đường tiềm ẩn nguy cơ xảy ra va chạm giao thông cao.

Các cấp bộ Đoàn, Đội cũng tổ chức nhiều hoạt động như mở các lớp học cộng đồng, giúp cho nhiều em nhỏ nâng cao kỹ năng sống như lớp học bơi cho trẻ em chống đuối nước, hướng dẫn phòng chống các tai nạn thương tích...Tuy nhiên những những lớp học như trên chưa nhiều, hơn nữa không phải gia đình nào cũng có điều kiện và thời gian đưa đón để cho các em tham gia.
Từ thực tế hiện nay cho thấy việc quản lý trẻ dịp hè là bài toán khó với nhiều gia đình, nhất là những nhà không có người thân hỗ trợ. Tai nạn thương tích có thể xảy ra bất cứ khi nào với trẻ nhỏ nếu không có sự quản lý, giám sát thường xuyên của người lớn. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. 

Vì vậy, cùng với nỗ lực từ mỗi gia đình, mong rằng các cấp, ngành hữu quan chung tay tạo lập những sân chơi bổ ích cho trẻ trong dịp hè tại chính những nơi trẻ sinh sống để các em được vui chơi, nghỉ ngơi theo đúng nghĩa trước khi bước vào năm học mới.

Thường xuyên rà soát, cảnh báo nguy hiểm, phòng ngừa tai nạn, đuối nước ở trẻ em
(BGĐT) - Ngày 8-5, đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Điều hành Bảo vệ chăm sóc trẻ em tỉnh và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan kiểm tra tình hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại huyện Hiệp Hòa.
 
Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng anh Nguyễn Văn Bằng dũng cảm cứu người đuối nước
(BGĐT) – Ngày 18-4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang tổ chức trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho anh Nguyễn Văn Bằng (SN 1976) là chuyên viên Quỹ Bảo trợ trẻ em (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đã dũng cảm cứu người đuối nước trên sông Thương.
 
Thanh Hóa: 4 học sinh ra sông tắm bị đuối nước thương tâm
Nhóm học sinh được nghỉ học rồi rủ nhau ra sông Mã tắm. Trong khi tắm, cả 4 em không may đã trượt chân, rơi vào vùng nước sâu và đuối nước thương tâm.
 
Hoàng Dương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...