Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Những món phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ

Cập nhật: 11:05 ngày 06/06/2019
Bánh ú lá tre, cơm rượu nếp, chè kê hay thịt vịt là những món ăn bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong ngày Tết Đoan ngọ, 5-5 âm lịch.

Bánh ú lá tre

{keywords}

Món bánh ú lá tre. 

Tết Đoan Ngọ (mùng 5-5 âm lịch) là ngày Tết truyền thống tại một số nước châu Á. Ở Việt Nam, ngày này còn được gọi là Tết giết sâu bọ. Người dân thường mua bánh ú lá tre trong dịp này. Bánh sau khi nấu khoảng 4 tiếng có lớp vỏ ngoài màu vàng nhạt. Nhân đậu xanh mềm, màu nâu tro. Nhiều nơi ở TP Hồ Chí Minh khi làm bánh còn thêm miếng mứt bí đao cho đậm đà.

Bánh ngon là khi ăn, lá tre vẫn còn xanh, vị ngọt thanh và dẻo. Giá mỗi chiếc từ 3.000 đến 6.000 đồng. 

Bánh gai

{keywords}

Món bánh gai.

Loại bánh ngọt có nguồn gốc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng phổ biến trong ngày Tết Đoan ngọ. Bánh thường được tạo hình vuông, gói bằng lá gai nên khi nấu chín mang mùi đặc trưng. Bên trong là nếp dẻo thơm, màu đen và nhân đậu xanh. Giá mỗi chiếc khoảng 7.000 đồng.

Chè

Có nhiều loại như chè đậu đen, trôi nước, chè đậu xanh... được người dân mua về để cúng tổ tiên. Nổi bật trong số đó là chè kê. Những hạt kê được nấu nở mềm, khi ăn vị ngọt lịm, thơm mùi nước gừng. 

{keywords}

Món chè đóng thành từng túi.

Món này còn có tác dụng bồi bổ khí huyết và cân bằng cơ thể. Chè kê khá nổi tiếng ở Huế, thường ăn kèm với bánh tráng mè. Hầu hết hàng chè ở TP Hồ Chí Minh đều bán món này trong ngày 5-5 (âm lịch). Giá mỗi chén (túi) khoảng 10.000 đồng.

Thịt vịt

{keywords}

Món thịt vịt cũng được người dân ở nhiều địa phương lựa chọn.

Không phổ biến như các loại bánh nhưng đây là món không thể thiếu với người dân miền Trung trong dịp này. Thịt vịt được cho là có tính hàn, giúp cơ thể giải nhiệt vào những ngày oi bức đầu tháng 5 âm lịch. 

Bánh khúc

{keywords}

Món xôi bánh khúc.

Đây là đặc sản của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) vào ngày Tết Đoan Ngọ. Bánh khúc khá giống các món xôi thông thường nhưng có thêm phần nhân đậu xanh được đồ lên, giã nhuyễn cùng với thịt lợn thái miếng, tẩm ướp gia vị và hạt tiêu. Bọc bên ngoài là lớp xôi trắng. Giá một chiếc bánh là 15.000 đồng. Nhiều quán cho thêm lạc vừng để tăng mùi vị.

Tại TP Hồ Chí Minh, cách chế biến và hương vị của món này không hoàn toàn giống ở miền Bắc. 

Cơm rượu nếp

{keywords}

Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu ở miền Bắc.

Đây là món được nhiều gia đình dùng trong sáng 5-5, mang ý nghĩa "giết sâu bọ". Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp kết hợp cùng men cay của rượu giúp loại bỏ các loại ký sinh có hại trong cơ thể. Để làm món này, gạo được chọn thường là gạo nếp lức, hạt có màu nâu vàng, sau khi lên men sẽ cho hạt cơm chắc và dẻo.

Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào là tốt nhất?
Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5-5 âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ tới 13 giờ.
Tết Đoan Ngọ: Bất ngờ với công dụng của cơm rượu nhiều người chưa biết
Ăn rượu nếp thường xuyên sẽ giúp cơ thể phòng chống được nhiều bệnh tật đến không ngờ. Tuy nhiên điều này không phải ai cũng biết.
5 điều cần biết khi cúng gia tiên dịp Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch), có những điều nhiều người đã biết những có những điều dưới đây chưa chắc mọi người đã biết hết.
Cơm rượu nếp 3 miền cho ngày Tết Đoan Ngọ
Thật thú vị từ một món ăn cổ truyền trong dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là rượu nếp, qua 3 miền đất nước lại mang những hương vị rất khác nhau.

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...